Tài xế Hà Thanh Hưng bị động kinh gây tai nạn, sao phải chuyển Bộ Quốc phòng điều tra?

© Fotolia / Dominik HerzUS Police
US Police - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2022
Đăng ký
Dư luận Việt Nam đang xôn xao vụ tài xế xe Huyndai Santa Fe Hà Thanh Hưng (sinh 1977), tông liên hoàn làm 1 người chết, 5 người bị thương ở Hà Đông, Hà Nội có tiền sử bị bệnh động kinh nặng và đề nghị rà soát lại chuyện cấp giấy phép lái xe, vì sao một người có tiền sử bị bệnh tâm thần lại dễ dàng có bằng lái?
Công an Hà Nội cũng đã quyết định chuyển hồ sợ vụ tai nạn liên hoàn trên địa phận quận Hà Đông sang cho cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng.

Tai nạn liên hoàn

Khoảng 20h45 ngày 28/7, đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng tại nút giao thông trên phố Ngô Thì Nhậm – Quang Trung (phường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội).
Theo đó, xe ô tô Hyundai Santa Fe mang BKS 30E-455.34, do tài xế Hà Thanh Hưng (sinh năm 1977, tạm trú La Khê, Hà Đông) đang đi trên đường Ngô Thì Nhậm hướng ra đường Quang Trung va chạm liên hoàn với 2 xe ô tô (lưu thông ngược chiều) sau đó tiếp tục va chạm với 5 xe mô tô, 1 xe máy điện và 1 xe ô tô của Văn phòng Bộ Quốc phòng (đang dừng chờ đèn đỏ phía trước).
Cụ thể, xe Santa Fe do Hà Thanh Hưng điều khiển va chạm với xe ôtô biển kiểm soát 29E-022.xx đi cùng chiều do ông N.H.Q. (sinh năm 1977; trú tại phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) điều khiển. Tiếp đó, xe Huyndai I10 màu trắng mang biển kiểm soát 29E-022.83 bị đẩy lùi lại phía sau và va chạm tiếp vào xe ô tô Mitsubishi Triton biển kiểm soát 30V-5044 do ông N.K.C. (sinh năm 1974, trú tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội) cầm lái.
Xe ô tô biển kiểm soát 30E-455.34 bị mất lái tiếp tục di chuyển nhanh về phía trước hướng, khi đến gần ngã tư giao cắt giữa đường Ngô Thì Nhậm với đường Quang Trung tiếp tục va chạm liên hoàn với 5 xe máy. Điều đáng nói là tất cả các phương tiện này đang dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Ngô Thì Nhậm giao cắt với đường Quang Trung, quận Hà Đông.
Hậu quả vụ tai nạn khiến bà M.T.T.T. (sinh năm 1976, trú tại Tổ 4, La Khê, Hà Đông; nghề nghiệp: Đại úy quân nhân chuyên nghiệp - Bộ Tham mưu quân chủng Phòng không không quân, Bộ Quốc phòng), tử vong tại chỗ. Một nạn nhân khác bị gãy chân, đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, 4 người bị thương nhẹ đã được xuất viện, các phương tiện bị hư hỏng nặng.

“Bị động kinh”

Công an bước đầu xác định nguyên nhân vụ tai nạn là do Hà Thanh Hưng không làm chủ tốc độ dẫn đến tai nạn liên hoàn.
Theo quy định, Công an quận Hà Đông đã tạm giữ Hà Thanh Hưng đồng thời làm các xét nghiệm liên quan đến nồng độ cồn và ma túy đối với nam tài xế này. Theo báo cáo ban đầu, lái xe Hà Thanh Hưng âm tính với ma túy và không ghi nhận có nồng độ cồn trong cơ thể.
Chữ thập đỏ trên xe cứu thương - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2022
Nguyên nhân vụ tai nạn nghiêm trọng làm 13 người thương vong ở Phú Thọ
Tuy nhiên, tại cơ quan công an, chủ xe Santa Fe gây tai nạn khai có tiền sử bị bệnh động kinh nặng, mỗi khi lên cơn gần như trí nhớ không còn. Thời điểm xảy ra tai nạn, tài xế này cũng không biết đã gây ra chuyện gì.
Trao đổi với báo chí, chị Nguyễn Thị Hiền, vợ tài xế Hà Thanh Hưng cho biết, chồng chị có tiền sử bị bệnh động kinh nặng từ năm 2003, đến nay vẫn phải thường xuyên uống thuốc, theo dõi sức khỏe.
“Năm 2003, chồng tôi đi khám bệnh thì phát hiện bị bệnh động kinh. Từ đó trở đi lúc nào anh ấy cũng phải uống thuốc điều trị”, chị Hiền cho biết.
Người vợ của tài xế Hà Thanh Hưng cũng cho biết, lần gần nhất đi khám là năm 2020.
“Khi đó, các bác sĩ tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 vẫn kết luận là chồng tôi bị bệnh động kinh”, chị Hiền nhấn mạnh.
Về câu hỏi giấy phép lái xe của chồng (anh Hà Thanh Hưng) được cấp năm nào, chị Hiền cho biết bằng lái có từ năm 2014.

Vì sao phải chuyển Bộ Quốc phòng điều tra?

Thông tin từ Công an quận Hà Đông (thành phố Hà Nội) cho hay, do điều kiện phương tiện và nạn nhân liên quan đến cơ quan Quân đội, nên đơn vị này thu thập, củng cố hồ sơ ban đầu và bàn giao cho Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng để xử lý theo quy định.
“Vụ việc được Công an quận Hà Đông bàn giao hồ sơ cho Cơ quan Điều tra Bộ Quốc phòng là do phương tiện và nạn nhân liên quan đến vụ tai nạn này thuộc cơ quan quân đội”, một lãnh đạo Công an quận Hà Đông thông tin.
Đại diện Công an quận Hà Đông cũng xác nhận, lời khai ban đầu của Hà Thanh Hưng và các tài liệu, chứng cứ thu thập cho thấy, nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng trên do tài xế đã cố vượt sai quy định, từ đó không làm chủ được tốc độ.
Đại diện nhà chức trách cũng cho biết, ngay sau khi nhận được tin báo, Công an quận Hà Đông đã khẩn trương triển khai đến hiện trường đưa người bị nạn đi cấp cứu và phối hợp Viện kiểm sát nhân dân quận Hà Đông, Cơ quan điều tra quân chủng Phòng không Không quân tổ chức khám nghiệm hiện trường, ghi lời khai người có liên quan để điều tra, làm rõ, giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Thực tế, theo thông tin sơ bộ hiện có, vụ tai nạn do tài xế Hà Thanh Hưng gây ra khiến một nạn nhân tử vong là đại úy M.T.T.T. (48 tuổi, quân nhân chuyên nghiệp tại nhà máy A40, Bộ Tham mưu, Quân chủng Phòng không - Không quân).
Ngoài ra, trong số phương tiện gặp nạn có một ô tô biển đỏ do thượng úy H.V.H. (41 tuổi, cán bộ tại Văn phòng Bộ Quốc phòng) cầm lái. Do đó, việc chuyển sang Bộ Quốc phòng điều tra là điều dễ hiểu.

Tại sao bị tâm thần, động kinh vẫn được cấp giấy phép lái xe?

Vụ việc này đang đặc biệt gây xôn xao dư luận vì nếu lời khai của tài xế Hà Thanh Hưng là đúng, trung thực, về việc có tiền sử bị động kinh, thì cần làm rõ nhiều vấn đề pháp lý.
Theo quan điểm của một số luật sư, chuyên gia pháp lý, phải làm rõ vì sao bị tâm thần, động kinh vẫn được cấp giấy phép lái xe trót lọt, thời điểm tài xế Hà Thanh Hưng bị bệnh, thời gian sát hạch và được cấp bằng lái xe, có trách nhiệm của đơn vị đã cấp bằng lái xe và trách nhiệm của đơn vị cấp giấy khám sức khỏe cho tài xế hay không. Tổng Cục Đường bộ Việt Nam quy định, gười tham gia thi bằng lái xe ô tô chỉ cần thực hiện khám sức khỏe tại các trung tâm y tế và đưa giấy khám sức khỏe vào hồ sơ học lái xe ô tô.
Nhóm người ngồi gần nơi xảy ra vụ tai nạn xe buýt ở Peru - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2022
6 người ở Ấn Độ thiệt mạng trong vụ tai nạn xe buýt du lịch
Tại Phụ lục số 01 Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định những trường hợp không được thi bằng lái xe ô tô trong đó nêu rõ:
“Người bị rối loạn tâm thần cấp tính, hoặc đã chữa khỏi nhưng chưa quá 24 tháng; người bị rối loạn tâm thần mạn tính; động kinh; người có thị lực dưới 5/10 (Thị lực được đo thi đeo kính); người tật về mắt bao gồm quáng gà, bệnh chói sáng. Khuyết tật cụt 2 ngón tay trở lên; khuyết tật cụt một bàn chân trở lên”, đều không được thi bằng lái xe.
Ngoài ra tại Điều 10 của Thông tư này cũng quy định trách nhiệm của người lái xe đó là phải cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tật của bản thân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp khi khám sức khỏe, tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của nhân viên y tế trong quá trình thực hiện khám sức khỏe, phải chủ động khám lại sức khỏe sau khi điều trị bệnh, tai nạn gây ảnh hưởng đến việc lái xe, chấp hành yêu cầu khám sức khỏe định kỳ, đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
Rõ ràng, theo quy định của pháp luật, người bị động kinh không được phép học, thi cũng như điều khiển phương tiện. Như vậy, dư luận nêu câu hỏi rằng, tài xế Hưng khi đi khám sức khỏe có khai báo trung thực về tiền sử bệnh tật của mình hay không và cơ quan, đơn vị đã cấp bằng lái xe, giấy chứng nhận đủ sức khỏe cho tài xế Hưng có “trung thực” và thực hiện nghiêm theo đúng theo quy định pháp luật hay không.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала