Hoa Kỳ tự dồn mình vào bẫy với Đài Loan như thế nào

© Depositphotos.com / ElwynnĐài Bắc, Đài Loan
Đài Bắc, Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.08.2022
Đăng ký
Chủ tịch Hạ viện Quốc hội Hoa Kỳ Nancy Pelosi đã khởi hành vào chuyến công du các nước châu Á. Lịch trình chính thức bao gồm Singapore, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đồng thời, không nói gì về chuyến thăm đến Đài Loan.
Theo ý kiến của các chuyên gia từ Sputnik, Hoa Kỳ đã tự dồn mình vào bẫy với chuyến thăm tiềm năng của bà Pelosi tới hòn đảo, và dù thế nào chăng nữa cũng sẽ phải hứng chịu những tổn hại khổng lồ về chính trị và hình ảnh, uy tín.
Người ta đã nói đến chuyến thăm có thể của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tới Đài Loan, ít nhất là từ tháng 4 năm nay. Hồi mùa xuân, bà Pelosi đã phải hủy chuyến công cán vì nhận kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Đến tháng 7, các quan chức Mỹ nói không chính thức rằng chuyến thăm có thể diễn ra trong khuôn khổ chuyến công du của nữ chính khách đến châu Á vào tháng 8. Bà Pelosi không công khai xác nhận hoặc phủ nhận kế hoạch thăm Đài Loan. Tuy nhiên, một số thành viên Quốc hội, cụ thể là nghị sĩ Gregory Meeks từ đảng Cộng hòa lại hở ra rằng đã nhận được lời mời từ bà Pelosi để tham gia phái đoàn sang thăm Đài Loan.

Bắc Kinh phản ứng gay gắt với kế hoạch tiềm ẩn của bà Pelosi

Thông qua nhiều kênh khác nhau, có những tín hiệu rõ nghĩa được Bắc Kinh truyền đến Hoa Kỳ, rằng chuyến thăm của nhân vật thứ ba của nước Mỹ tới Đài Loan sẽ là sự vi phạm công nhiên vào nền tảng quan hệ ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh, vượt xa ngoài «lằn ranh đỏ». Như đại diện chính thức của Không quân Trung Quốc là Trầm Kim Khoa tuyên bố, Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước mình. Hôm thứ Bảy, Trung Quốc thông báo bắt đầu tập trận quy mô ở Biển Đông, chỉ cách bờ biển Đài Loan vẻn vẹn 100 km. Như vậy, có thể sẽ công bố khu vực xung quanh đảo Đài Loan là vùng cấm bay trong thời gian diễn ra tập trận, và chẳng mấy khó khăn cũng đoán được là quy định này sẽ còn kéo dài, ít nhất là cho đến khi bà Pelosi kết thúc chuyến công du châu Á. Nhà Trắng cũng hiểu rằng tình hình đang nóng lên, dễ bùng nổ. Không ngẫu nhiên mà Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden công khai tuyên bố rằng theo nhãn quan của Lầu Năm Góc thì chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi vào thời điểm này là ý tưởng tồi.
Mặc dù vậy, vẫn chưa có gì chắc chắn về chương trình cho chuyến công du của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ đến châu Á. Chính thức thì trên trang web của bà Pelosi nói rằng chuyến thăm bắt đầu từ Singapore. Mục đích của chuyến công du là tiến hành những cuộc gặp cấp cao để bàn bạc các nội dung thúc đẩy lợi ích và giá trị chung. Cũng sẽ thảo luận các vấn đề về an ninh lẫn nhau, hợp tác kinh tế và quản trị dựa trên nền tảng dân chủ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, chi tiết chưa xuất hiện thông tin nào về Đài Loan trong các tuyên bố cũng không nghĩa lý gì. Washington xưa nay luôn giữ kín bưng đến phút cuối về kế hoạch thăm Đài Loan – thậm chí là chuyến đi của các quan chức và đại diện cấp dưới. Nếu bà Pelosi dù sao cũng quyết đến Đài Loan, người ta sẽ không chính thức báo trước, - chuyên gia Tiền Á Húc từ Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại học Giao thông Vận tải Tân An nêu nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

«Các quan chức Mỹ không dám đưa ra bất kỳ tuyên bố chính thức nào về chuyến thăm của Pelosi đến Đài Loan. Trước đó, nguyên thủ hai nước đã tiến hành điện đàm, trong đó phía Trung Quốc vạch rõ «lằn ranh đỏ», cảnh báo Hoa Kỳ rằng «kẻ chơi với lửa có thể tự thiêu sống». Đồng thời, khi tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với nguyên tắc «một nước Trung Quốc», Biden nói rằng ông không ủng hộ bất kỳ hành động nào gắn với yêu cầu độc lập của hòn đảo. Trong khi đó, đại diện Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Kirby đùn đẩy trách nhiệm sang cho chính bà Pelosi - ông này tuyên bố rằng đi thăm Đài Loan hay không là do bà tự quyết định. Tuy nhiên có lẽ Pelosi đã không ngờ Bắc Kinh phản ứng mạnh như vậy. Vì Pelosi là nhân vật thứ ba trong bậc thang quyền lực ngành dọc của Hoa Kỳ, nên nếu như diễn ra thì chuyến thăm của bà này sẽ vượt ra ngoài «lằn ranh đỏ», là động thái vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Đơn giản là phía Mỹ không thể đưa ra bất kỳ tuyên bố chính thức nào về chuyện này», - ông Tiền Á Húc nói.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.08.2022
Truyền thông: Pelosi có thể đến Đài Loan vào ngày 2 tháng 8

Hoa Kỳ tự dồn mình vào bẫy

Nếu bà Pelosi dù sao cũng vẫn đến Đài Loan, chuyến thăm đó có thể kích động gây leo thang rất nghiêm trọng trong tình hình ở eo biển Đài Loan. Còn nếu bà Pelosi từ bỏ kế hoạch đó, uy tín của Hoa Kỳ trong con mắt cộng đồng thế giới sẽ rớt mạnh, - chuyên gia Tiền Á Húc phán đoán.

«Tôi cho rằng nếu Pelosi vẫn cứ thăm Đài Loan, ắt có thể dẫn đến đụng độ quân sự ở eo biển Đài Loan. Hiện tại QGPND Trung Quốc đang tiến hành tập trận hải quân tại ba vùng căn bản của khu vực, nhưng Hoa Kỳ chưa thực hiện bất kỳ biện pháp triển khai chiến lược-quân sự nào. Điều đó nói lên rằng ê-kip chính quyền Biden hiểu chỗ yếu dễ bị tổn thương của Hoa Kỳ so với CHND Trung Hoa ngay tại biên giới của Trung Quốc. Nếu Pelosi từ chối thăm Đài Loan, điều này sẽ giáng đòn nặng vào uy tín quốc tế của Hoa Kỳ. Trong con mắt toàn thể cộng đồng thế giới, sự suy tàn của Hoa Kỳ sẽ trở thành sự thật hiển nhiên. Bắc Kinh có thể sử dụng ngoại giao và dựa chắc vào dư luận để ngăn Hoa Kỳ vượt qua «lằn ranh đỏ» mà lãnh đạo Trung Quốc đã vạch ra. Như vậy sẽ củng cố ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn thế giới. Bắc Kinh luôn tán thành phát triển hòa bình và đối thoại hợp lý trong quan hệ với Washington. Nếu xu thế vươn lên của Trung Quốc và sự suy yếu của Hoa Kỳ song hành gia tăng, như vậy sẽ tạo cơ sở để phát triển quan hệ Trung-Mỹ hợp lý hơn», -ông Tiền Á Húc nhận xét.

Đương nhiên, bà Pelosi có thể đi tới chiêu thức láu cá sơ đẳng: như các phương tiện truyền thông Trung Quốc gợi ý, máy bay của bà vẫn có thể hạ cánh ở Đầi Loan vì lý do «trục trặc kỹ thuật», buộc phải hạ cánh xuống hòn đảo với cớ tiếp nhiên liệu, khắc phục lỗi kỹ thuật, v.v… Tuy nhiên, bây giờ rõ ràng là trên vùng trời eo biển Đài Loan sẽ có máy bay quân sự Trung Quốc tuần tra tích cực, nên khả năng xảy ra «sự cố đáng tiếc» vẫn tăng đáng kể, đặc biệt nếu tính đến mức độ căng thẳng hiện có. Trong tương quan này, hoàn toàn không rõ tại sao bà Pelosi phải chấp nhận rủi ro phi lý như vậy, dù là để phục vụ cho lợi ích tham vọng chính trị nội bộ nào đó.
Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.08.2022
Chỉ tên "kịch bản tồi tệ nhất" đối với Ukraina do sự leo thang ở Đài Loan
Bây giờ Đài Loan cố gắng không bình luận gì về chuyến thăm có thể của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ. Đối với Đài Loan, không có lợi ích hay ưu đãi nào từ tình hình hiện tại. Giả sử hoạt động chiến sự bắt đầu nổ ra ở eo biển Đài Loan, hòn đảo này sẽ rơi vào tình trạng bị phong tỏa kinh tế. Nếu Washington chịu nhún nhường trước sức ép ngoại giao và quân sự của Bắc Kinh, điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ đối với Đài Loan chỉ là một đồng minh có điều kiện rất tạm bợ, đừng mong trông cậy gì nhiều. Các chỉ số kinh tế đã bắt đầu phản ánh chiều hướng tiêu cực. Tỷ giá đồng đô la Đài Loan đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020. Các nhà đầu tư không chờ đợi kết quả tốt lành đối với Đài Loan trong bối cảnh hiện tại.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала