Ngăn chặn từ sớm, từ xa và vô hiệu hóa các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia

© Sputnik / Mikhail Klimentiev / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Vladimir Putin đã ký phê chuẩn Học thuyết mới về Biển và Hải quân và Điều lệ tàu của Hải quân Nga tại thành phố Saint Petersburg
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký phê chuẩn Học thuyết mới về Biển và Hải quân và Điều lệ tàu của Hải quân Nga tại thành phố Saint Petersburg - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2022
Đăng ký
“Học thuyết mới về Biển và Hải quân của Nga là phản ứng chủ động, chính xác và kịp thời trước những chuyển biến sâu sắc của tình hình địa chính trị, địa quân sự và địa chiến lược trên thế giới”.
Ngày 31-7, ngay trước khi cuộc duyệt binh trọng thể thường niên kỷ niệm Ngày thành lập Hải quân Liên bang Nga diễn ra tại thành phố Saint Petersburg Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký phê chuẩn Học thuyết mới về Biển và Hải quân và Điều lệ tàu của Hải quân Nga.
Phát biểu tại lễ duyệt binh nhân Ngày Hải quân Nga 31/7, Tổng thống Vladimir Putin đã có các tuyên bố. Những điểm chính là: Học thuyết mới về Biển và Hải quân vạch ra ranh giới và khu vực lợi ích quốc gia của Nga; Nga sẽ bảo vệ vững chắc biên giới trên biển của mình bằng mọi cách; Hải quân và người dân nước Nga luôn kiên trung trong các trận chiến và chiến thắng; Hải quân Nga sẵn sàng đáp trả với tốc độ cực nhanh bất kỳ ai xâm phạm chủ quyền và tự do của Liên bang Nga; Lớp thủy thủ và sĩ quan hiện nay là chỗ dựa vững chắc của Tổ quốc; Một trong những ưu tiên hàng đầu là đảm bảo phúc lợi cho các gia đình thủy thủ; Các khả năng của hệ thống tên lửa hành trình siêu vượt âm Zircon là vô tận; Việc giao các hệ thống tên lửa siêu thanh Zircon cho Lực lượng vũ trang LB Nga sẽ được thực hiện trong những tháng tới.
© Sputnik / Mikhail Klimentiev / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Putin ký sắc lệnh phê chuẩn Học thuyết Hải quân
Tổng thống Putin ký sắc lệnh phê chuẩn Học thuyết Hải quân - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2022
Tổng thống Putin ký sắc lệnh phê chuẩn Học thuyết Hải quân
Sputnik đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Long - nhà nghiên cứu các vấn đề quân sự và chính trị thế giới về những vấn đề liên quan tới Học thuyết mới về Biển và Hải quân của Liên bang Nga.

Phản ứng chủ động, chính xác và kịp thời

Sputnik: Thưa ông Nguyễn Hồng Long, theo quan điểm của ông, vì sao Nga cần phải có Học thuyết mới về Biển và Hải quân vào thời điểm này?
Ông Nguyễn Hồng Long, nhà nghiên cứu các vấn đề quân sự và chính trị thế giới:
Trước hết, chúng ta cùng nhớ lại tiềm năng, sức mạnh và sứ mệnh của Hải quân Liên Xô trước đây, để hiểu vấn đề hiện nay.
Hải quân Liên Xô đã có mặt ở tất cả các đại dương trên thế giới, kể cả các vùng biển quanh Châu Nam Cực và hầu như thống lĩnh Bắc Băng Dương và có nhiều căn cứ ở nước ngoài như Cuba, Việt Nam, Syria, Ai Cập, Angola, Nam Yemen... Hải quân Liên Xô là một phần trong chiến lược tác chiến của Liên Xô trong trường hợp xảy ra xung đột với Mỹ hoặc với các quốc gia NATO có liên quan tới các đồng minh trong Khối Warszawa. Năm hạm đội của Hải quân Liên Xô có nhiệm vụ phòng thủ lãnh hải Liên Xô, ngăn chặn các tuyến hàng hải từ Mỹ tới các nước đồng minh NATO, đồng thời tiêu diệt hải quân Mỹ và NATO tại khu vực tác chiến dự kiến là các vùng biển ở Bắc bán cầu. Ảnh hưởng của Hải quân Liên Xô đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong “Chiến tranh lạnh”.
© Sputnik / Mikhail Klimentiev / Chuyển đến kho ảnhLễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Hải quân Liên bang Nga năm 2022
Lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Hải quân Liên bang Nga năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2022
Lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Hải quân Liên bang Nga năm 2022
Mười năm sau khi Liên Xô sụp đổ, tiềm lực kinh tế quốc phòng của Nga suy giảm đáng kể, nước Nga buộc phải sửa đổi học thuyết quốc phòng nói chung và học thuyết hải quân nói riêng. Do không đủ tiềm lực về hậu cần và tài chính, Hải quân Nga buộc phải rút khỏi nhiều căn cứ ở nước ngoài (trong đó có căn cứ Cam Ranh của Việt nam) và hạn chế hoạt động trong phạm vi biển gần. Chủ yếu bảo vệ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, hạn chế các chuyến tuần tra biển xa.
Trước sự suy yếu của Hải quân Nga và trong khi Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (NPLA) còn đang trong quá trình hiện đại hóa và mở rộng quy mô thì Hải quân Mỹ và các nước NATO trở thành bá chủ trên các đại dương của thế giới, đe dọa uy hiếp chủ quyền của các quốc gia biển, trong đó có cả Liên bang Nga.
Tháng 4/2015, trước sự đe dọa của các lực lượng hải quân Mỹ và NATO khi họ triển khai các cuộc tập trận ở khu vực cảng Varna của Bulgaria, chỉ cách căn cứ hải quân Nga ở Sevastopol hơn 150 hải lý, Nga đã sửa đổi học thuyết hàng hải và hải quân. Học thuyết sửa đổi đã mở rộng phạm vi và nhiệm vụ phòng thủ cho Hạm đội Biển Đen ra vùng biển Đông Địa Trung Hải, nơi có căn cứ lớn của Hải quân Nga đặt tại Tartus (Syria), đồng thời nâng cấp hạm đội này thành hạm đội đại dương, tương đương với Hạm đội Biển Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.
Tàu tên lửa cỡ nhỏ Zeleny Dol của đề án 21631 Buyan-M và tàu tên lửa cỡ nhỏ Odintsovo của đề án 22800 tại buổi tổng diễn tập duyệt binh nhân Ngày Hải quân ở Saint-Peterburg. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2022
Các cuộc duyệt binh hải quân ở Nga. Lịch sử và Lễ duyệt binh năm 2022
Bảy năm sau, năm 2022, đứng trước những nguy cơ trực tiếp uy hiếp an ninh quốc gia đến từ Mỹ và NATO, không chỉ trên bộ, trên không mà quan trọng hơn là đối với hướng biển; không chỉ với biên giới trên bộ phía Tây của Nga mà còn ở tất cả các vùng biển của Nga từ Thái Bình Dương đến Bắc Băng Dương, từ biển Baltic đến Biển Đen; Nga buộc phải ban hành học thuyết mới về biển và các hoạt động quân sự trên biển để ngăn chặn từ sớm, từ xa và vô hiệu hóa các nguy cơ đe dọa đó.

Vấn đề mấu chốt được đặt ra là các thách thức và mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia và sự phát triển bền vững của Nga liên quan đến biển là do chiến lược của Mỹ hướng tới thống trị ở các đại dương và ảnh hưởng toàn cầu của Washington đối với các hoạt động liên quan đến sử dụng những tuyến đường giao thông và các nguồn năng lượng trên biển. Vì vậy, Học thuyết mới của Nga về Biển và Hải quân là phản ứng chủ động, chính xác và kịp thời trước những chuyển biến sâu sắc của tình hình địa chính trị, địa quân sự và địa chiến lược trên thế giới. Trong đó có sự thay đổi tương quan và so sánh cán cân tiềm lực kinh tế, quốc phòng giữa Mỹ, Nga, Trung Quốc và một số nước lớn khác.

Những điểm đáng chú ý đầu tiên

Sputnik: Theo ông, những điểm cần chú ý đầu tiên trong Học thuyết mới về Biển và Hải quân Nga mà Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố là gì?
Ông Nguyễn Hồng Long, nhà nghiên cứu các vấn đề quân sự và chính trị thế giới:
Điểm đáng chú ý thứ nhất của Học thuyết mới về Biển và Hải quân là nó đã khôi phục lại hầu hết chức năng, nhiệm vụ của Hải quân Nga ở mức tương đương với Hải quân Liên Xô trước đây. Học thuyết mới còn đặt vấn đề tái cấu trúc và mở rộng quy mô của các hạm đội đại dương, hạm đội biển gần, hạm đội biển kín của Nga.
© Sputnik / Maxim Blinov / Chuyển đến kho ảnhLễ kỷ niệm Ngày Hải quân ở St.Petersburg
Lễ kỷ niệm Ngày Hải quân ở St.Petersburg - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2022
Lễ kỷ niệm Ngày Hải quân ở St.Petersburg
Điểm đáng chú ý thứ hai là phạm vi hoạt động bảo vệ của Hải quân Nga được hoạch định theo phương châm ngăn chặn từ xa, vô hiệu hóa từ sớm các nguy cơ đe dọa an ninh trên biển của nước Nga. Chỉ cần nhìn vào những địa danh quan trọng được liệt kê như Bắc Băng Dương, biển Baltic, Biển Đen, Biển Okhot và các quần đảo Spitsbergen, Franz Josef Land, Novaya Zemlya, đảo Wrangel… đủ để thấy Nga đã có tầm nhìn xa hơn, rộng hơn và sâu sắc hơn về phòng thủ trên biển cũng như có đủ năng lực để hiện thực hóa tầm nhìn ấy.
Điểm đáng chú ý thứ ba là Học thuyết mới cũng đề ra các biện pháp hiện đại hóa rất sâu các vũ khí khí tài của hải quân Nga, bao gồm cả sáu binh chủng chủ lực hiện có gồm tàu mặt nước, tàu ngầm, không quân của hải quân, hải quân đánh bộ, đặc công hải quân, tác chiến điện tử và đặc biệt là xây dựng binh chủng tàu sân bay hiện đại. Các biện pháp hiện đại hóa và mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng trang bị hứa hẹn sẽ làm cho Hải quân Nga phục hồi sức mạnh của mình tương đương với hải quân Liên Xô; từ một lực lượng phòng thủ ven bờ trở thành lực lượng tác chiến đại dương hùng mạnh.
Điểm đáng chú ý thứ tư trong Học thuyết mới về Biển và Hải quân của Nga là chú trọng kết hợp kinh tế và khoa học công nghệ với quốc phòng và an ninh. Bên cạnh việc tăng cường quy mô và hiện đại hóa hải quân, Nga cũng chú trọng phát triển công nghệ đóng tàu, xây dựng các hạm đội thương mại và chú trọng xây dựng các lực lượng bán vũ trang tuần duyên và chấp pháp trên lãnh hải. Nhà nước Nga sẽ ban hành nhiều chính sách ưu tiên nhằm tạo môi trường, cơ chế thuận lợi để phát huy mọi nguồn lực bảo vệ có hiệu quả biên giới và lợi ích quốc gia trên biển. Trên cơ sở phối hợp với Cơ quan đáy biển quốc tế, Nga đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, khảo sát, hoàn thiện bản đồ đáy biển; tác động của biến đổi khí hậu lên đại dương thế giới, đẩy mạnh đầu tư các hoạt động quan trắc khí hậu.
© Sputnik / Alexandr Galperin / Chuyển đến kho ảnhLễ kỷ niệm Ngày Hải quân ở St.Petersburg. Tàu tên lửa "Dimitrovgrad" dự án 12411
Lễ kỷ niệm Ngày Hải quân ở St.Petersburg. Tàu tên lửa Dimitrovgrad dự án 12411 - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2022
Lễ kỷ niệm Ngày Hải quân ở St.Petersburg. Tàu tên lửa "Dimitrovgrad" dự án 12411
Điểm đáng chú ý thứ năm là Học thuyết mới về Biển và Hải quân của Nga đã chú trọng đến khía cạnh chính trị trong hoạt động của Hải quân Nga, chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh của Hải quân Nga nói riêng và nước Nga nói chung. Nhà nước Nga khuyến khích các hoạt động phi quân sự của hải quân như thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin trong khu vực biên giới biển, thúc đẩy các hoạt động hợp tác quân sự, kinh tế, kỹ thuật song phương, đa phương giữa các quốc gia, bảo vệ quyền tự do hoạt động ở các vùng biển “mở” theo các công ước quốc tế về luật Biển 1958 và 1982.
Nhìn chung, Học thuyết mới về Biển và Hải quân của Nga đã xác định 4 nội dung, 4 nhiệm vụ, 6 khu vực trọng điểm, nhằm khẳng định vị thế cường quốc biển của Nga, bảo vệ lợi ích của Nga trên các hướng chiến lược trên biển với lực lượng và thế trận hải quân mới.
Bốn nội dung cơ bản của Hải quân Nga được hoạch định trong Học thuyết gồm có:
Thứ nhất là khẳng định nước Nga với vị trí địa lý và lịch sử của nó, đã, đang và sẽ luôn luôn là cường quốc biển.
Thứ hai là nước Nga bảo vệ lợi ích từ biển của mình như quyền tài phán và các quyền lợi khác của mình trên mặt biển, trên không phận biển, trong lòng nước biển và vùng đáy biển trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Thứ ba là nước Nga bảo vệ đội tàu thương mại, tàu mang cờ Nga, hoạt động của Hải quân ở các vùng biển xa, bao gồm cả vùng biển Nam Cực.
Thứ tư là Nga xây dựng lực lượng hải quân mạnh mẽ cả về quy mô chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt là các hạm đội Baltic, Biển Bắc, Thái Bình Dương, Biển Đen, và Biển Caspi.
© Sputnik / Mikhail Kireev / Chuyển đến kho ảnhMáy bay cường kích Su-25 tại Lễ diễu binh Hải quân chính nhân Ngày Hải quân Nga ở Saint-Peterburg.
Máy bay cường kích Su-25 tại Lễ diễu binh Hải quân chính nhân Ngày Hải quân Nga ở Saint-Peterburg.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2022
Máy bay cường kích Su-25 tại Lễ diễu binh Hải quân chính nhân Ngày Hải quân Nga ở Saint-Peterburg.
Bốn nhiệm vụ cơ bản trong Học thuyết mới về Biển và Hải quân của Nga bao gồm hoạt động quân sự trên biển, hoạt động vận chuyển hàng hải, hoạt động khoa học hàng hải và hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên. Học thuyết cũng chỉ định 6 khu vực hoạt động của hải quân Nga gồm Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, biển Caspi và Nam Cực, nghĩa là hầu hết biển và đại dương trên thế giới. Tiếp theo là các khu vực trọng điểm như Bắc Cực và Nam Cực, nơi Nga có nhiều lợi ích địa chiến lược; khu vực Địa Trung Hải, Biển Đen, Biển Azov, những nơi mà các điều kiện hoạt động quân sự và hàng hải đã hoàn toàn thay đổi từ sau khi Crimea gia nhập Liên bang Nga.
Xuất phát từ thực trạng NATO là mối đe dọa đối với an ninh khu vực và Nga không thể chấp nhận các kế hoạch dịch chuyển cơ sở hạ tầng quân sự của NATO đến sát biên giới Nga, Học thuyết mới về Biển và Hải quân của Nga cũng có những điều chỉnh cơ bản về lực lượng và thế trận trên biển. Theo đó, Nga sẽ tập trung điều chỉnh lực lượng và bố trí lại thế trận trên biển.
Học thuyết cũng điều chỉnh thế trận trên biển của Nga với 4 điểm sau đây:
Tăng cường các vị trí chiến lược của hải quân Nga trên biển Đen bao gồm cả hạm đội Biển Đen ở Crimea, ở Novorossiysk và Phân hạm đội Azov ở Mariupol.
Duy trì sự hiện diện đầy đủ của hải quân Nga ở Đại Tây Dương.
Triển khai các hoạt động thường xuyên của Hải quân Nga tại Địa Trung Hải.
Giảm thiểu các nguy cơ về an ninh trên biển nhằm bảo đảm ổn định chiến lược.
Những điều chỉnh này cho thấy Nga đang chú trọng đặc biệt đến tiềm lực hải quân ở Bắc Cực và Đại Tây Dương để ngăn chặn NATO; đồng thời phát triển mối quan hệ hữu nghị với các nước ở châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Quần đảo Kuril. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.08.2022
Các nhà chức trách Nhật Bản phản ứng với việc phê duyệt Học thuyết Hải quân ở Nga

Tăng cường sức mạnh phòng thủ và răn đe

Sputnik: Để thực hiện được những nhiệm vụ và sứ mệnh đã đặt ra, để bảo vệ vững chắc biên giới trên biển của mình không thể không có vũ khí hiện đại. Tổng thống Nga đã đề cập tới hệ thống tên lửa hành trình siêu vượt âm Zircon và việc trang bị nó cho Hải quân Nga trong thời gian tới. Ông có đánh giá như thế nào về các loại vũ khí mới mà Hải quân Nga sẽ được trang bị?
Ông Nguyễn Hồng Long, nhà nghiên cứu các vấn đề quân sự và chính trị thế giới:
Theo kế hoạch dài hạn 20 năm (2012-2032), Nhà nước Nga đã dự chi khoảng 20.000 tỷ Ruble (tương đương 300 tỷ Dollar) để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Nga, trong đó có Hải quân Nga nhằm khắc phục tình trạng tụt hậu trong công nghệ và kỹ thuật hàng hải quân sự.
Trong năm 2022 và những năm tới đây, Hải quân Nga sẽ được trang bị những vũ khí thế hệ mới được hiện đại hóa rất sâu gồm có:
Tàu ngầm hạt nhân:
- Tàu ngầm hạt nhân chiến lược đặc biệt K-329 “Belgorod” được đóng theo dự án “09852”. Đây là lớp tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo được hiện đại hóa cao hơn nhiều so với hai lớp tàu trước đó là “Akula” (thuộc dự án Проекта 941) và “Borey” (thuộc Dự án 955). K-329 “Belgorod” là tàu ngầm đầu tiên được trang bị phương tiện tấn công không người lái dưới nước mang tên “Poseidon”. Tàu ngầm này có vị trí đặc biệt quan trọng của hải quân trong thành phần lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.
© Sputnik / Pavel Lvov / Chuyển đến kho ảnhHạ thủy tàu ngầm hạt nhân "Belgorod" ở vùng Arkhangelsk
Hạ thủy tàu ngầm hạt nhân Belgorod ở vùng Arkhangelsk - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2022
Hạ thủy tàu ngầm hạt nhân "Belgorod" ở vùng Arkhangelsk
- Tàu ngầm hạt nhân “chị em” của K-329 theo dự án “09851 - Khabarovsk” được khởi công năm 2014, hạ thủy năm 2021, hiện đang được chạy thử nghiệm và sẽ được bàn giao cho hải quân Nga vào năm 2025.
- Tàu ngầm hạt nhân chiến lược thuộc dự án “09853 Ulyanovsk” được khởi tạo năm 2017 và dự kiến sẽ gia nhập biên chế Hải quân Nga vào năm 2027.
Các tàu ngầm này có vị trí đặc biệt quan trọng của hải quân trong thành phần lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.
Phương tiện chiến đấu ngầm không người lái mang đầu đạn hạt nhân:
“Poseidon” là phương tiện chiến đấu lặn sâu không người lái đầu tiên trên thế giới đã được trang bị cho Hải quân Nga. K-329 “Belgorod” là tàu ngầm đầu tiên được trang bị phương tiện tấn công không người lái dưới nước mang tên “Poseidon”. Phương tiện này thực chất là một loại tổ hợp ngư lôi-tên lửa có sức công phá lớn được điều khiển từ xa bằng công nghệ viễn thông, có thể mang theo nhiều đầu đạn, nhiều chủng loại khác nhau để phóng tới nhiều mục tiêu cùng lúc. “Poseidon” có sức cơ động rất cao nhưng tiếng ồn được giảm thiểu tối đa nên rất khó phát hiện bằng radar thủy âm.
© Sputnik / The Ministry of Defence of the Russian Federation / Chuyển đến kho ảnhSiêu ngư lôi Poseidon.
Siêu ngư lôi Poseidon. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2022
Siêu ngư lôi Poseidon.
Tên lửa đạn đạo thế hệ mới:
Đó là Dự án Skif được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nhà nước mang tên V.P Makeev. Năm 2013, giai đoạn thiết kế dự án đã hoàn thành, sau đó các cuộc thử nghiệm đã được tiến hành. Sử dụng loại bệ phóng đặc biệt được tàu ngầm mang đến “trận địa ngầm”, hệ thống sẽ phóng một tên lửa đạn đạo có tầm bắn ít nhất 300 km. Tên lửa có thể mang cả đầu đạn nổ thông thường lẫn đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Bản thân bệ phóng có thể tự di động trên nền đáy biển hoặc dưới mặt nước nhằm chuyển đến vị trí tấn công có lợi và đánh lừa hệ thống trinh sát thủy âm-điện tử của đối phương. Hệ thống này có khả năng nằm yên lặng dưới đáy biển hoặc đại dương trong một thời gian dài để “phục kích”. Sau khi nhận được tọa độ mục tiêu và lệnh phóng, nó sẽ tấn công mục tiêu hầu như ngay tức khắc.
“Ông chủ của biển cả”:
Đó Tàu khu trục lớp 22350 mang tên “Đô đốc Kasatonov”, một trong 6 chiến hạm nổi mới nhất, hiện đại nhất và lớn nhất mà Hải quân Nga có được từ sau khi Liên Xô tan rã. Chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp tàu 22350 là chiếc “Đô đốc Goshkov” đã được biên chế cho Hải quân Nga từ năm 2018. Được mệnh danh là “Ông chủ của biển cả”, tàu “Đô đốc Kasatonov” có lượng choán nước trang bị 16 ống phóng là tên lửa hành trình 3M54 Kalibr và 3M55 Onyx. Về khả năng tấn công mục tiêu ngầm, tàu “Đô đốc Kasatonov” có hệ thống ống phóng ngư lôi chống ngầm thế hệ mới Paket-NK, được chỉ thị mục tiêu từ trực thăng săn ngầm Ka-27. Tàu cũng được trang bị ụ pháo A-192 Armat cỡ 130 mm và tổ hợp pháo bắn nhanh AK-630. Các vũ khí này có tốc độ bắn cao và tầm bắn xa, đủ sức tiêu diệt những loại tên lửa hành trình chống hạm bay thấp. Như chúng ta đã biết, theo tuyên bố của Tổng thống Nga tại Lễ Kỷ niệm ngày truyền thống của Hải quân Nga thì trong năm nay, các tàu chiến lớp 22350 sẽ được trang bị tên lửa siêu vượt âm 3M22 Zircon.
© Sputnik / Pavel Byrkin / Chuyển đến kho ảnhLễ kỷ niệm Ngày Hải quân ở St.Petersburg. “Đô đốc Goshkov” ở St.Petersburg
Lễ kỷ niệm Ngày Hải quân ở St.Petersburg. “Đô đốc Goshkov” ở St.Petersburg - Sputnik Việt Nam
1/2
Lễ kỷ niệm Ngày Hải quân ở St.Petersburg. “Đô đốc Goshkov” ở St.Petersburg
© Sputnik / Alexey Danichev  / Chuyển đến kho ảnhTàu khu trục "Đô đốc Hạm đội Kasatonov" trước khi bắt đầu cuộc duyệt binh hải quân ở St.Petersburg
Tàu khu trục Đô đốc Hạm đội Kasatonov trước khi bắt đầu cuộc duyệt binh hải quân ở St.Petersburg - Sputnik Việt Nam
2/2
Tàu khu trục "Đô đốc Hạm đội Kasatonov" trước khi bắt đầu cuộc duyệt binh hải quân ở St.Petersburg
1/2
Lễ kỷ niệm Ngày Hải quân ở St.Petersburg. “Đô đốc Goshkov” ở St.Petersburg
2/2
Tàu khu trục "Đô đốc Hạm đội Kasatonov" trước khi bắt đầu cuộc duyệt binh hải quân ở St.Petersburg
Tên lửa siêu vượt âm 3M22 “Zircon”:
Đây là loại tên lửa chống hạm có tốc độ tới 9 Mach (khoảng 11.000 km/h). Trong cuộc thử nghiệm cuối cùng ngày 28/5/2022, một tên lửa 3M22 được phóng từ tàu khu trục “Đô đốc Gorshkov” đã đánh trúng mục tiêu (tàu chở hàng cũ nát dùng làm bia) ở cự ly 500 km. Với tốc độ này, tên lửa Zircon gần như không thể bị ngăn chặn hoặc thậm chí không thể bị phát hiện bởi bất kỳ hệ thống phòng không nào hiện nay, vốn được thiết kế để đối phó với những vũ khí chậm hơn nhiều. Vận tốc cực nhanh của 3M22 Zircon còn tạo ra động năng cực lớn cho tên lửa lên đến 12,5 MegaJune, tương đương với sức nổ của 2,7 tấn thuốc nổ TNT khiến nó có thể bẻ gãy đôi một tàu sân bay chỉ với một phát trúng đích.
Mặc dù chức năng chính của 3M22 Zircon là tiêu diệt mục tiêu trên biển nhưng trên thực tế, nó vẫn có khả năng tấn công cả những mục tiêu trên đất liền với tầm bắn tối đa lên tới 1.500 km. Tên lửa siêu vượt âm này cũng được trang bị cho tàu ngầm hạt nhân Severodvinsk Thiết kế của 3M22 Zircon hoàn toàn phù hợp với các loại phóng tiêu chuẩn của Hải quân Nga nên nó có thể được triển khai trên hầu hết các tàu chiến mang tên lửa hành trình của Hải quân Nga.
© Ảnh : Russian Defence Ministry / Chuyển đến kho ảnhLần đầu tiên phóng tên lửa siêu thanh Zircon từ tàu “Đô đốc Gorshkov
Lần đầu tiên phóng tên lửa siêu thanh Zircon từ tàu “Đô đốc Gorshkov - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2022
Lần đầu tiên phóng tên lửa siêu thanh Zircon từ tàu “Đô đốc Gorshkov
Không quân chiến lược của Hải quân Nga hồi sinh:
Khoảng trước cuối năm nay, sau khi phi đội máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160M được phục hồi, nâng cấp và đưa vào biên chế của lực lượng không quân chiến lược Nga, các máy bay ném bom hạt nhân chiến lược siêu âm Tu-22M có thể sẽ được trả về lực lượng không quân của Hải quân Nga. Trong điều kiện ấy, Tu-22M sẽ cùng với các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo hình thành bộ đôi vũ khí chiến lược của Hải quân Nga, giúp tăng cường sức mạnh phòng thủ và răn đe hạt nhân của Quân đội Nga cả ở trên biển, trên không và trên bộ.
© Sputnik / Alexander Wilf / Chuyển đến kho ảnhMáy bay ném bom mang tên lửa siêu thanh tầm xa Tu-22M3 tại buổi tổng diễn tập của phần biểu diễn trên không của cuộc diễu binh nhân kỷ niệm 77 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.
Máy bay ném bom mang tên lửa siêu thanh tầm xa Tu-22M3 tại buổi tổng diễn tập của phần biểu diễn trên không của cuộc diễu binh nhân kỷ niệm 77 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2022
Máy bay ném bom mang tên lửa siêu thanh tầm xa Tu-22M3 tại buổi tổng diễn tập của phần biểu diễn trên không của cuộc diễu binh nhân kỷ niệm 77 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.
Sputnik: Cảm ơn ông vì những thông tin và bình luận rất cụ thể và sâu sắc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала