Điện hạt nhân quay trở lại? Các nước Đông Nam Á thúc đẩy hướng loại trừ cacbon

© Depositphotos.com / Gelpi Nhà máy điện hạt nhân bên dưới bầu trời xanh tuyệt vời với những đám mây mịn.
Nhà máy điện hạt nhân bên dưới bầu trời xanh tuyệt vời với những đám mây mịn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2022
Đăng ký
Đông Nam Á được coi là "vùng khởi đầu chậm chạp" trong quá trình chuyển đổi năng lượng nhưng đã đẩy nhanh con đường khử cacbon, đồng thời phần lớn các nước ở Đông Nam Á đang phát triển lộ trình riêng để đạt không phát thải từ năm 2050 đến năm 2065, IHS Markit viết.
Việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và loại bỏ dần dần than đá là hai cách phổ biến nhất để khử cacbon ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự chuyển đổi' 'xanh'' ở Đông Nam Á đang gặp trở ngại, do việc mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo đặt ra những thách thức nghiêm trọng, liên quan đến độ tin cậy của việc cung cấp năng lượng để ngăn ngừa các vấn đề về hiệu suất gián đoạn, cũng như sự sẵn có của các cơ cấu định giá hợp lý liên quan đến việc tăng cường hệ thống năng lượng.
Các hành động mới của khu vực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng nhằm giải quyết tình trạng khó khăn về năng lượng được thảo luận trong báo cáo được công bố gần đây: ''Triển vọng thị trường năng lượng tái tạo và điện ở Đông Nam Á cho quý 2 năm 2022''.

Thực hiện kế hoạch

Nhiều nỗ lực đã được tiến hành để kích thích việc mở rộng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Dự án nhập khẩu điện đầu tiên của Singapore bắt đầu trong phạm vi dự án tích hợp năng lượng Lào-Thái Lan-Malaysia-Singapore. Trong cuộc đấu giá năng lượng xanh đầu tiên ở Philippines, 76% công suất được trao cho năng lượng mặt trời; Dự án PDP8 mới nhất của Việt Nam tập trung vào khí và gió; và Tổng thống mới đắc cử của Philippines có khả năng sẽ ưu tiên năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân trong khuôn khổ quá trình chuyển đổi năng lượng. Do việc gia tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo đã tạo ra các vấn đề đối với hệ thống lưới điện, các quốc gia Đông Nam Á đã dần mở cửa lĩnh vực điện cho các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài nhằm đảm bảo mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo.
Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2022
Mỹ có đang nhắm đến Việt Nam để chuyển giao công nghệ vận hành nhà máy điện hạt nhân?

Thiếu điện

Tuy nhiên, khu vực phụ thuộc nhiều vào than để sản xuất điện, với tỷ trọng than trong sản xuất điện dao động từ 17% đến 61% tại các thị trường chủđạo ở Đông Nam Á. Khu vực đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện do nhu cầu điện tiếp tục tăng và nhu cầu điện bổ sung dự kiến ​​sẽ được đáp ứng một phần nhờ phát điện bằng nhiên liệu hóa thạch thông thường. Thái Lan đã hoãn việc ngừng hoạt động của các nhà máy than Mae Moh, Việt Nam đã đưa công suất than lớn vào Kế hoạch phát triển năng lượng của mình, còn dự luật năng lượng tái tạo của Indonesia đề xuất xem nhiệt điện than như một "nguồn năng lượng mới". Tất cả những hành động này đặt ra câu hỏi về số phận của các nhà máy nhiệt điện than - liệu than đá vẫn đang giữ vị trí của mình trong quá trình chuyển đổi năng lượng hay đang ở giai đoạn ''giữ hơi thở'' cuối cùng trước khi sụp đổ?

Năng lượng hạt nhân trở lại cuộc chơi?

Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng điện hạt nhân hiện đang được coi là một trong những lựa chọn chuyển đổi năng lượng sạch trong khu vực. Các quốc gia phụ thuộc nhiều vào than - Philippines, Indonesia và Việt Nam - trong tuyên bố mới nhất vào quý II/2022, đã công bố triển vọng phát triển năng lượng hạt nhân. Điều này khiến thị trường suy đoán về việc liệu năng lượng hạt nhân có quay trở lại hay không.
Đại sứ Nga tại Campuchia Anatoly Borovik - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2022
Nga sẵn sàng hỗ trợ chuyên gia nếu Campuchia muốn xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Cuối cùng, ấn phẩm viết rằng việc mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo và triển vọng phát triển năng lượng than và hạt nhân sẽ vẫn là những cân nhắc chính trong việc giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan về năng lượng ở khu vực Đông Nam Á.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала