Cuộc khủng hoảng ở Đài Loan đã buộc các nước ASEAN phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc

© AP Photo / Laily Rachev/Indonesian Presidential PalaceTổng thống Indonesia Joko Widodo đưa ra một tuyên bố báo chí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Jakarta.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đưa ra một tuyên bố báo chí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Jakarta. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các quốc gia Đông Nam Á đang đứng trước sự cần thiết phải đưa ra lựa chọn "nguy hiểm" giữa Washington và Bắc Kinh trong bối cảnh nguy cơ xung đột quân sự ngày càng gia tăng trong khu vực. Theo đánh giá trên Wall Street Journal vào hôm Chủ nhật.

"Đây là một thời điểm rất, rất nguy hiểm đối với toàn thế giới. Điều này (mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ xấu đi) có nghĩa là giá cả cao hơn và chuỗi cung ứng kém hiệu quả hơn, điều này có nghĩa là thế giới phân mảnh hơn, mất đoàn kết và nguy hiểm. Đây là sự đặt cược đắt giá", - ấn bản trích bài phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Singapore, Vivian Balakrishnan.

Phân tích về cuộc họp Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra tại Phnom Penh, The Wall Street Journal lưu ý trong khi đại diện của các cường quốc tại diễn đàn trao đổi những lời "dao búa", thì các nước trong khu vực (ASEAN, thành lập năm 1967) , bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á - Brunei, Việt Nam, Indonesia, Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Philippines) cố gắng không đứng về phía nào và "không xúc phạm Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ".
Trong họp kín, các bộ trưởng ASEAN bày tỏ hy vọng Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ cố gắng "làm mọi thứ có thể để giảm căng thẳng quân sự". Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah kêu gọi tất cả các bên tham gia giải quyết vấn đề "theo cách tốt nhất có thể", và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Thani Sangrat kêu gọi "kiềm chế tối đa." Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhon cũng chỉ ra "những tính toán sai lầm và hậu quả khó lường" trong chính sách của các nước lớn.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tới Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2022
Việt Nam giúp Nga xích lại gần ASEAN hơn bao giờ hết

Miễn cưỡng lựa chọn

Tờ báo lưu ý: Mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại chính của các nước Đông Nam Á, nhưng ở mức độ này hay mức độ khác, hầu hết đều lo sợ về ảnh hưởng và sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh. Nếu một số quốc gia, chẳng hạn như Campuchia, chủ yếu hướng về Trung Quốc, thì những quốc gia khác, chẳng hạn như Thái Lan và Philippines, được coi là đồng minh của Washington. Tuy nhiên, tất cả những nước này đều sợ bị "dùng làm con tốt" trong cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng của Mỹ - Trung trong khu vực, Wall Street Journal chỉ ra.
Tình thế tiến thoái lưỡng nan có thể trở nên khó khăn hơn trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự thực sự. Khi đó, Washington có thể buộc Philippines và Thái Lan cho Mỹ đóng quân trên lãnh thổ, Indonesia sẽ phải quyết định liệu họ có cho phép tàu chiến của Mỹ và đồng minh đi qua vùng biển của mình hay không, và Singapore sẽ phải đưa ra quyết định tương tự đối với máy bay Mỹ và căn cứ không quân Paya Lebar. Tài liệu cho biết Việt Nam cũng có thể được kêu gọi hỗ trợ về hải quân.

"Đây đều là những câu hỏi ẩn mà các quốc gia Đông Nam Á sẽ phải trả lời ngay lập tức và từ đó cho thấy họ đang đứng về phía ai, Mỹ hay Trung Quốc. Đây chính là lựa chọn mà họ đã né tránh bấy lâu nay", - theo Aaron Connelly - chuyên gia người Singapore từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở London, cho biết.

Khai mạc triển lãm Sắc màu văn hóa ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2022
Khai mạc Triển lãm ‘Sắc màu văn hóa ASEAN’
Theo quan điểm của ông, cuộc khủng hoảng xung quanh Đài Loan cho thấy rõ ràng với các thành viên ASEAN rằng mối đe dọa chiến tranh là hoàn toàn có thật, và tuyên bố của các ngoại trưởng ASEAN là một tín hiệu cho thấy khu vực không muốn có cuộc chiến này.

Connelly nói: "Đó là một dấu hiệu khá dễ hiểu để Mỹ và Trung Quốc chấm dứt xung đột".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала