Viettel tiếp tục là “ông vua không ngai” trong ngành viễn thông Việt Nam

© Ảnh : Viettel Viettel
 Viettel - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2022
Đăng ký
Trong bối cảnh ảnh hưởng bởi dịch bệnh, xung đột quốc tế và những bất ổn tại các thị trường nước ngoài, Viettel vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2022.
Theo báo cáo mới công bố, mức tăng trưởng mà Viettel đạt được trong nửa đầu năm nay là mức tăng trưởng cao nhất của Viettel trong vòng 4 năm gần đây.

Giữ vững ngôi vương về viễn thông trong nước

Ngày 9/8, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 của doanh nghiệp.
Báo cáo ghi nhận, trong nửa đầu năm nay, Viettel đạt mức tăng trưởng 2 con số, được xem là mức tăng trưởng cao nhất của Viettel trong vòng 4 năm gần đây.
Theo đó, Viettel hoàn thành tất cả mọi chỉ tiêu kinh doanh chính, doanh thu tăng 6,6% trong khi lợi nhuận tăng 21,7%.
Những thành quả này của Viettel được đặt trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội chịu nhiều ảnh hưởng bởi bệnh dịch, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy do nhiều vụ xung đột quốc tế cũng như những bất ổn ở một số thị trường nước ngoài mà Viettel đang triển khai hoạt động kinh doanh.
Ở Việt Nam, Viettel tiếp tục giữ ngôi vương về viễn thông với 54% thị phần thuê bao di động và hơn 40% thị phần thuê bao internet cáp quang FTTH.
Trong nửa đầu năm nay, Viettel đã có nhiều chính sách thu hút khách hàng chuyển đổi từ công nghệ 2G, 3G sang 4G, đạt lũy kế gần 40 triệu thuê bao 4G, nâng tỷ trọng thuê bao 4G lên gần 75%;
Tập đoàn này đã phát sóng 168 trạm 5G tại 24 tỉnh, thành trên cả nước. Trong năm 2022, Viettel đặt mục tiêu thử nghiệm 5G tại toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trên lãnh thổ Việt Nam.

Thành công ở thị trường nước ngoài

Tại thị trường viễn thông nước ngoài, Viettel ghi nhận mức tăng trưởng gần gấp đôi mức tăng trưởng của viễn thông thế giới. Tập đoàn có mức tăng trưởng doanh thu dịch vụ ở tất cả 9/9 thị trường so với cùng kỳ.
Trong đó, có đến 6/9 thị trường ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số gồm Movitel (Mozambique) 38,6%; Mytel (Myanmar) 79,6%; Natcom (Haiti) 28,6%; Lumitel (Burundi) 22,4%; Telemor (Timor Leste) 15,9% và Halotel (Tanzania) 14,2%.
Bên cạnh đó, Viettel cũng đồng thời thúc đẩy mảng giải pháp công nghệ thông tin (CNTT) và dịch vụ số. Tập đoàn đã giới thiệu đến khách hàng các dịch vụ mới như TV 360, Viettel Money, eSport, các giải pháp nhà thông minh (smart home) và camera an ninh.
Viettel đang thúc đẩy đưa các sản phẩm công nghệ ra thị trường quốc tế như các dịch vụ B2B tại Myanmar; dịch vụ an toàn thông tin mạng tại Đức; hợp tác với Tập đoàn công nghệ Nvidia (Mỹ) mở rộng hệ thống kinh doanh với các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) trên toàn cầu; kinh doanh thiết bị mạng viễn thông, máy thông tin tại một số thị trường Đông Nam Á, Nam Á; xuất khẩu cáp quang….
Cùng với đó, Viettel luôn sẵn sàng đội ngũ chuyên gia tham gia huấn luyện, chiến đấu với khả năng làm chủ các trang thiết bị công nghệ cao trên cả môi trường thực và môi trường số do chính doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất.
Viettel thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với NVIDIA cho các sáng kiến ​​AI - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2022
Viettel hợp tác với NVIDIA của Mỹ về trí tuệ nhân tạo
Viettel cũng đã xây dựng chiến lược đầu tư hạ tầng logistic, tiếp tục ghi nhận đà tăng trưởng tốt trong mảng bán lẻ và phân phối.
Theo ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel, năm nay là năm thứ 3 Viettel tuyên bố chuyển dịch thành một công ty công nghệ, công ty cung cấp dịch vụ số.
Doanh nghiệp vẫn đang đi tiên phong trong việc tận dụng công nghệ để mang lại hạnh phúc cho người dân, xây dựng đất nước phồn vinh thịnh vượng.
Viettel luôn nỗ lực trở thành doanh nghiệp số 1 về an ninh mạng, về các sản phẩm chuyển đổi số để xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số…
Tập đoàn sẽ cộng hưởng các nguồn lực cả trong và ngoài doanh nghiệp, cả trong và ngoài Việt Nam để cho ra đời các sản phẩm số đột phá, dẫn dắt thị trường.

Việt Nam dự kiến tắt sóng 2G trong năm 2023

Trước đó, vào cuối năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông từng đề cập đến kế hoạch tắt sóng 2G. Dự kiến đến năm 2023, lượng thuê bao di động sử dụng mạng 2G tại Việt Nam sẽ giảm còn khoảng 5%. Sau khi tắt sóng, các thuê bao 2G sẽ được nhà mạng hỗ trợ điện thoại cầm tay khác để sử dụng nền mạng tiên tiến hơn.
Được biết, trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, một trong những mục tiêu quan trọng nhất là phổ cập mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh tới từng người dân.
Việc tắt sóng 2G được kỳ vọng góp phần thúc đẩy thực hiện mục tiêu trên khi làm tăng tỷ lệ người dân sử dụng smartphone, từ đó làm tăng sự tham gia vào các dịch vụ số.
Theo Đại tá Tào Đức Thắng, quyết định tắt sóng 2G phụ thuộc vào chiến lược của Bộ, nhu cầu khách hàng cũng như chiến lược của doanh nghiệp.

"Cần giải quyết hài hòa, tối ưu cho cả ba bên để đảm bảo quyền lợi khách hàng, hiệu quả của nhà mạng, đồng thời đáp ứng chiến lược phát triển của đất nước", - Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel nhận định.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ lệ người dùng smartphone tại Việt Nam hiện ở mức 88%. Đến cuối năm 2022, nếu số thuê bao 2G giảm về 5% thì sẽ là thời điểm thuận lợi để thực hiện kế hoạch cắt sóng đối với nền mạng này.
Từ đầu năm nay, MobiFone và VinaPhone đã thí điểm tắt sóng 2G tại một số khu vực thành phố tại tỉnh Lạng Sơn. Kết quả thí điểm cho thấy, việc ngắt kết nối 2G không gây gián đoạn liên lạc, do phần lớn người dân đã chuyển sang sử dụng smartphone. Trong khi đó, các mẫu điện thoại cơ bản trên thị trường giờ đây cũng hỗ trợ mạng 3G.
Theo nhà mạng MobiFone, mạng 2G đã lỗi thời và cần cắt bớt theo từng giai đoạn để giải phóng tài nguyên (băng tần di động) cho các công nghệ mới. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp viễn thông phục vụ khách hàng tốt hơn, cũng như đảm bảo nguồn lực cho những công nghệ tiên tiến.
Tuy nhiên, khi tiến hành tắt sóng 2G, một câu hỏi đặt ra là các băng tần 900 MHz, 1.800 MHz đang dành cho công nghệ này sẽ được tiếp quản và sử dụng như thế nào.
Nguyễn Đạt, Tổng Giám đốc Viettel Global - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2022
Mytel của Viettel làm được điều đặc biệt ở Myanmar
Băng tần 1.800 MHz hiện đang được "chia sẻ" cho mạng 4G. Đây là một trong những nguyên nhân khiến công nghệ này chưa đạt tốc độ thiết kế. Nếu được sử dụng toàn bộ băng tần 1.800 MHz, tốc độ mạng 4G dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 25%.
Châu Á hiện đang là khu vực tiên phong trên thế giới trong việc dừng mạng 2G. Công nghệ này đã không còn khả dụng ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Macao, Singapore và Hàn Quốc.
Ngoài ra, Đài Loan và Thái Lan cũng đã thông báo về kế hoạch tắt 2G trong thời gian tới. Nhà mạng Rcom của Ấn Độ thậm chí đã ngắt mạng 2G/3G từ năm 2017.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала