Ngày tang thương đối với mảnh đất và con người Việt Nam

© AP Photo / David GuttenfelderNguyễn Thị Kiều Nhung, nạn nhân chất độc da cam tại Đà Nẵng, Việt Nam
Nguyễn Thị Kiều Nhung, nạn nhân chất độc da cam tại Đà Nẵng, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.08.2022
Đăng ký
Vào ngày này - 10 tháng 8 năm 1961 - Hoa Kỳ bắt đầu cuộc chiến hóa học ở Việt Nam, chỉ tính đến cuối năm 1971 đã rải 77 triệu lít chất khai quang trên địa bàn miền Nam Việt Nam. Trong số đó có 44 triệu lít chứa dioxin, thủ phạm gây ra nhiều bệnh tật và đột biến gen ở người cũng như các sinh vật tiếp xúc với chất này.
Do hệ luỵ từ việc tiếp xúc trực tiếp với dioxin, khoảng 3 triệu cư dân Việt Nam đã phải chịu đựng đau khổ suốt trong thập kỷ.
Có 14% lãnh thổ miền Nam Việt Nam bị nhiễm chất độc này, dẫn đến hậu quả nặng nề đối với đất đai và thiên nhiên. Rừng ngập mặn trên diện tích 500 nghìn hec-ta hầu như bị tiêu diệt toàn bộ. Chịu ảnh hưởng thiệt hại còn có khoảng 1 triệu hec-ta rừng rậm nguyên sinh và hơn 100 nghìn hec-ta rừng ở vùng đất thấp. Quân đội Mỹ đã phá 70% đồn điền dừa, 60% đồn điền cây cao su. Cân bằng sinh thái của Việt Nam cũng biến động mạnh. Tại các khu vực bị ảnh hưởng, trong số 150 loài chim trời ban đầu, chỉ còn lại 18 loài, biến mất gần như hoàn toàn các loài lưỡng cư và côn trùng, lượng cá tôm trên sông giảm rõ và thành phần thuỷ sinh vật cũng thay đổi. Cấu tạo vi sinh của đất đai bị xáo trộn. Những biến động trong hệ động vật đã dẫn đến tình trạng sinh sôi các loài chuột đen khác nhau mang mầm bệnh dịch ngang nhiên lấn át địa bàn an toàn dành cho con người. Trong thành phần loài muỗi xuất hiện giống muỗi mang mầm bệnh sốt rét.
© AP Photo / Department of DefenseChiến tranh Việt Nam năm 1966. Quân đội Mỹ sử dụng chất độc da cam
Chiến tranh Việt Nam năm 1966. Quân đội Mỹ sử dụng chất độc da cam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2022
Chiến tranh Việt Nam năm 1966. Quân đội Mỹ sử dụng chất độc da cam

Dioxin - quả bom nổ liên tục không ngừng

Cuộc chiến tranh hóa học lớn của Hoa Kỳ ở Việt Nam tiếp diễn đến cuối năm 1971. Nhưng đối với đất nước Việt Nam, cuộc chiến này chưa kết thúc, - Giáo sư Andrey Kuznetsov, Tổng Giám đốc bộ phận Nga thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

«Bởi một khi đã thâm nhập vào cơ thể con người, dioxin sẽ bắt đầu hoạt động giống như lây nhiễm HIV. Nếu một người hoàn toàn khỏe mạnh, chất độc âm thầm không ảnh hưởng gì. Nhưng ngay sau khi khả năng miễn dịch của người đó suy yếu và bệnh tật nào đó phát sinh, dioxin lập tức tạo thành chuỗi đau đớn và bắt đầu tác oai tác quái hoạt động theo cách riêng của nó. Cách nào thì hiện không ai rõ. Dioxin có thể gây ung thư, làm tổn thương gan, da, hệ hô hấp và nhiều hơn nữa. Bệnh học Dioxin rất đa dạng. Và bi kịch nhất là nó di truyền theo đường sữa mẹ. Hơn một triệu rưỡi người Việt Nam thuộc ba thế hệ sau chiến tranh phải gánh chịu kiếp nạn này. Suốt trong thời gian dài, qua nhiều thế hệ, dioxin gây bệnh cho cha mẹ rồi tiếp tục truyền sang con cái của họ. Thêm nữa, đối với dioxin thì không hề có liều lượng tối thiểu cho phép», - GS Andrei Kuznetsov lưu ý.

Ở Việt Nam, mối đe dọa bi thảm tiềm tàng nhưng hiện hữu thường xuyên là sự ra đời của những đứa trẻ với nhiều dị tật khác nhau. Cho đến ngày nay, trong nước vẫn có một số ngôi làng đóng cửa đối với công chúng, bởi là nơi có các gia đình với nhiều trẻ em dị tật thiểu năng. Chính quyền các địa phương đã mở một số trường nội trú chuyên biệt, dành nuôi dưỡng những em nhỏ không may bị bệnh di truyền.
© AP Photo / Maika ElanTrung tâm phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng
Trung tâm phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2022
Trung tâm phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng

Dioxin - kẻ thù của chính đất đai và thiên nhiên Việt Nam

Các nhà khoa học từ các nước khác nhau đã nghiên cứu ảnh hưởng của dioxin đối với đất đai trong thời gian dài - nhưng chỉ ở vùng khí hậu ôn đới và phương bắc. Chưa ai nghiên cứu về «hành vi» của dioxin trong điều kiện vùng nhiệt đới. Chưa có công trình nghiên cứu nào về những diễn biến xảy ra khi các phân tử dioxin xâm nhập vào đất đai vùng nhiệt đới, - GS Kuznetsov nói tiếp.

«Trung tâm Nhiệt đới Liên hợp Việt-Nga là cơ sở đầu tiên và duy nhất làm công việc này. Đã có định đề rằng các phân tử dioxin không hòa tan. Dường như mùn kết dính các phân tử này và chúng vẫn nằm lại lớp đất trên bề mặt. Như vậy có thể thu dọn dioxin bằng máy ủi máy xúc hoặc thậm chí đơn thuần dùng xẻng và đốt nó để tiêu huỷ. Thế nhưng hóa ra trong điều kiện vùng nhiệt đới mọi chuyện lại khác hẳn. Các phân tử dioxin xâm nhập vào hợp chất với các axit đất khác nhau, tạo thành phân tử mới có chứa dioxin, trở nên hòa tan trong nước và chịu được nước. Các phân tử mới này hòa vào dòng nước mưa, thẩm thấu sâu vào đất, cuốn trôi theo các mạch nước ngầm rồi rơi xuống giếng, chảy ra hồ, sông ngòi và biển, cách điểm phun dioxin ban đầu đến hàng trăm km. Tình trạng này vẫn tiếp diễn ở Việt Nam cho đến hôm nay. Tồn tại một số «điểm nóng» - là những nơi mà trong cuộc chiến xâm lược, người Mỹ đã tích trữ các thùng chứa hoá chất độc hại. Rời khỏi Việt Nam, lính Mỹ dùng súng máy hạng nặng xả đạn vào đám thùng chứa tử thần này và để lại trên địa bàn. Ví dụ như ở Đà Nẵng, từng có một trong những căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ. Hay là tại căn cứ quân sự của Mỹ ở Biên Hòa. Hai căn cứ cũ này hiện nay vẫn là trung tâm lây nhiễm độc lớn nhất và tồi tệ nhất», - ông Andrei Kuznetsov cho biết.

Chuyên gia cũng lưu ý rằng cách đây chưa lâu người Mỹ đã tổ chức hoạt động đầy phô trương ở Đà Nẵng, còn bây giờ bắt đầu tiến hành kiểu sự kiện như vậy ở Biên Hòa – đó là khử nhiễm đất dưới độ sâu 2 mét ở những nơi từng chứa các thùng hoá chất. Tuy nhiên, họ không kiểm tra mức độ ô nhiễm dioxin do nước truyền tải, ngay cả trong vòng bán kính 200-300 mét tính từ điểm lưu trữ. Mà trong nước dưới lòng đất mang thuốc «khai quang» ở mức vượt xa tất cả những giới hạn này.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga

Sứ mệnh cao cả của Trung tâm Nhiệt đới Liên hợp Việt-Nga

Ngay từ ngày đầu thành lập, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga đã đảm trách công việc nghiên cứu hậu quả chiến tranh hóa học của Mỹ ở Việt Nam. Trên thực tế, cũng chính vì yêu cầu công việc này mà Trung tâm Liên hợp đã ra đời, - GS Kuznetsov lưu ý.
«Chúng tôi được giao nhiệm vụ: xác định xem liệu tiếp xúc với dioxin có dẫn đến biến đổi gen ở người hay chăng, có ảnh hưởng bất lợi đến đất, hệ thực vật và động vật hay chăng? Đáng tiếc thay, kết luận của chúng tôi là - Có, nó dẫn xuất và kết hợp, gây tác hại đáng kể và lâu dài. Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi được công bố, báo cáo với ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế Việt Nam, cũng như các khuyến nghị khoa học và thực tiễn của chúng tôi được chú ý để đấu tranh chống lại những tác động khác nhau của dioxin. Đồng thời, chúng tôi lưu ý rằng cách thức hiệu quả nhất và mang tính toàn cầu để ngăn chặn tác động tàn phá của dioxin đối với con người, là quan tâm tối đa đến sức khỏe cộng đồng. Tức là, Việt Nam cần đầu tư vào lĩnh vực y tế với khối lượng lớn hơn nhiều so với các nước «may mắn» chưa tiếp xúc với loại độc chất này».

«Hiện thời vẫn chưa thể nói khi nào ở Việt Nam sẽ chấm dứt ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh hóa học của Mỹ. Bởi Việt Nam là đất nước đầu tiên và duy nhất trên thế giới phải hứng chịu lượng lớn chất độc nguy hiểm gây tác hại như vậy», - chuyên gia Kuznetsov kết luận.

© AP Photo / David GuttenfelderTrong khi Mỹ tôn vinh cựu chiến binh, người Việt tiếp tục chết vì chất độc da cam
Trong khi Mỹ tôn vinh cựu chiến binh, người Việt tiếp tục chết vì chất độc da cam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2022
Trong khi Mỹ tôn vinh cựu chiến binh, người Việt tiếp tục chết vì chất độc da cam
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала