Nga và Belarus tạo ra một công nghệ mới để khai thác các nguồn năng lượng thay thế

CC0 / Pixabay / Công việc trong phòng thí nghiệm
Công việc trong phòng thí nghiệm - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2022
Đăng ký
Các nhà khoa học từ Viện Công nghệ Năng lượng điện Moscow MIET cùng với các đồng nghiệp Belarus đã tìm ra một giải pháp đơn giản và an toàn để tạo ra màng silicon-germanium giúp chuyển đổi nhiệt thải từ các cơ sở công nghiệp thành điện năng.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Materials Letters.
Màng được làm bằng hợp kim silicon-germanium là một vật liệu đầy hứa hẹn cho các bộ chuyển đổi nhiệt điện, có độ ổn định và hiệu suất cao ngay cả ở nhiệt độ 800-1100 ° C. Như các nhà khoa học giải thích, việc sử dụng những tấm màng như vậy có thể biến nhiệt thải thành điện năng tại các nhà máy luyện kim, nhà máy điện hạt nhân và các cơ sở công nghiệp khác với quy trình nhiệt độ cao.
Các nhà khoa học từ Đại học Nghiên cứu Tổng hợp Quốc gia "Viện Công nghệ Năng lượng điện Moscow" (MIET) cùng với các đồng nghiệp từ Đại học Tin học và Vô tuyến điện tử Belarus (BSUIR) đã phát triển một phương pháp mới để tạo ra cấu trúc màng silicon-germanium đơn giản và an toàn hơn nhiều so với các phương pháp tương tự.

Phương pháp đặc biệt

“Các phương pháp đang được sử dụng để tạo màng hợp kim silicon-germanium có một số vấn đề và yêu cầu tuân thủ các điều kiện đặc biệt, điều này cản trở việc phổ biến sử dụng rộng rãi vật liệu này. Phương pháp của chúng tôi có thể giải quyết vấn đề này”, - chuyên gia Ilya Gavrilin, Phó Giáo sư tại Viện Vật liệu và Công nghệ Tiên tiến thuộc Đại học Nghiên cứu Quốc gia MIET, cho biết.
Các tác giả của nghiên cứu lưu ý rằng, phương pháp mới cho phép kiểm soát nồng độ germani trong một phạm vi rộng, nhờ đó có thể tạo ra hợp kim với các đặc tính tối ưu. Điều này đạt được bằng cách kiểm soát độ xốp của nguyên tố thứ hai của hợp kim - silicon.
Địa điểm sản xuất của «Arctic LNG-2» - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2022
Chuyên gia ước tính EU cần bao nhiêu thời gian để thay thế nguồn năng lượng từ Nga
Theo các nhà khoa học, cách tiếp cận được đề xuất sẽ mở rộng phạm vi sử dụng các tấm màng như vậy - ví dụ, chúng sẽ có nhu cầu trong quá trình sản xuất bộ tách sóng quang và tấm pin năng lượng mặt trời.

“Phương pháp này dựa trên công nghệ được phát hiện gần đây tại trường đại học của chúng tôi để thu được germanium bằng cách khử điện hóa gecmani đioxit từ dung dịch nước trên các hạt kim loại nóng chảy thấp. Đến nay chưa có công nghệ tương tự nào được công bố về việc tạo màng từ hợp kim này”, - Ilya Gavrilin lưu ý.

Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình tài trợ của Quỹ Khoa học Nga số 20-19-00720. Trong tương lai, nhóm các nhà khoa học dự định tiếp tục nghiên cứu các đặc tính quang, điện và nhiệt điện của các tấm màng này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала