Nhật Bản xây thêm nhiều cơ sở lưu trữ đạn dược - Dư luận xã hội sẽ phản ứng thế nào với điều này?

CC BY 4.0 / JGSDF / Type 12 (AShM) firing, Japan GSDF (cropped image)Тên lửa dẫn đường Type-12 hiện đại hóa do Nhật Bản sản xuất
Тên lửa dẫn đường Type-12 hiện đại hóa do Nhật Bản sản xuất - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2023
Đăng ký
Năm 2023, Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự định khởi công xây dựng 10 kho đạn dược lớn tại các cơ sở của Lực lượng Phòng vệ trên bộ và trên biển, bao gồm cả ở tỉnh Oita và Aomori. Truyền thông Nhật Bản đưa tin này trích dẫn các nguồn chính phủ.
Hiện tại, Nhật có khoảng 1.400 cơ sở lưu trữ đạn dược trên toàn quốc, đa số cơ sở nằm ở Hokkaido. Theo dự đoán của các chuyên gia, đến năm 2035, nước Nhật sẽ có thêm 130 kho đạn. Một số cơ sở lưu trữ đạn dược sẽ được thiết kế để cất giữ tên lửa dẫn đường Type-12 hiện đại hóa do Nhật Bản sản xuất với tầm bắn hơn 1.000 km và tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ với tầm bắn 1.600 km, mà chính phủ dự định trang bị cho Lực lượng Phòng vệ trong tương lai gần.
Người dân của các tỉnh, nơi dự kiến ​​xây dựng các cơ sở lưu trữ đạn dược, sẽ phản ứng thế nào với kế hoạch này? Sputnik yêu cầu chuyên gia Oleg Kazakov, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc và Châu Á Đương đại, trả lời câu hỏi này.

“Tất nhiên, về mặt khách quan, cơ sở cất giữ vũ khí như vậy có nguy cơ cháy, nổ rất cao ngay cả trong thời bình. Và trong thời gian cuộc xung đột quân sự, như kinh nghiệm của cuộc xung đột Nga-Ukraina cho thấy, những cơ sở như vậy trở thành mục tiêu tấn công đầu tiên bằng các tên lửa dẫn đường công nghệ cao. Trước hết cần phải phá hủy các kho như vậy để tước đi cơ hội cung cấp đạn dược cho quân địch. Tất nhiên, điều này mang lại những rủi ro nhất định cho cư dân của các khu định cư gần đó", - chuyên gia nhấn mạnh.

Ông Fumio Kishida  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2023
Nhật Bản kêu gọi chuẩn bị cho tình huống bất ngờ từ việc Triều Tiên phóng tên lửa

"Người dân địa phương sẽ cảm thấy sợ hãi, lo lắng và bị đe dọa. Nhưng, trước hết phải nói rằng, chính phủ Nhật Bản đã học cách xây dựng mối quan hệ với chính quyền và cộng đồng địa phương, cố gắng giảm thiểu rủi ro và chọn những địa điểm để gây ít thiệt hại nhất cho người dân. Điều này thấy được rõ qua kinh nghiệm của Okinawa. Thứ hai, nếu nói về tình cảm của công chúng, thì dư luận xã hội hiểu sự cần thiết của việc tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước, tình cảm này ngày càng tăng trong xã hội Nhật Bản, và người dân bắt đầu coi các hành động của chính phủ theo hướng này là các biện pháp bắt buộc để đảm bảo an ninh”, - chuyên gia Oleg Kazakov nói.

Dư âm của Thế chiến II

Một lượng lớn không cân xứng các kho đạn dược trên đảo Hokkaido là dư âm của Thế chiến II và sau đó là Chiến tranh Lạnh, khi Nhật Bản lo sợ nghiêm trọng một cuộc tấn công từ phía Liên Xô. Bây giờ, theo quan điểm của chính quyền Nhật Bản, các rủi ro địa chính trị chủ yếu tập trung vào hướng khác. Theo ước tính của Nhật Bản và Mỹ, Trung Quốc hiện có 1.250 tên lửa tầm trung được thiết kế để có tác dụng răn đe Hạm đội 7 Thái Bình Dương của Mỹ và đe dọa các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала