Cho vay sai 39 triệu USD, cựu Giám đốc chi nhánh BIDV thừa nhận có "vài sai sót, sơ suất"

© Ảnh : Ngô Thị Kim Anh - TTXVNHà Nội: Xét xử 7 cựu cán bộ ngân hàng vi phạm quy định về cho vay
Hà Nội: Xét xử 7 cựu cán bộ ngân hàng vi phạm quy định về cho vay - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 14/3, 7 cựu cán bộ BIDV bị TAND Hà Nội xét xử trong vụ án Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cho vay sai 360 tỷ đồng.
Các bị cáo gồm: Đỗ Quốc Hùng (60 tuổi, Phó Giám đốc Trung tâm xử lý nợ Hội sở chính BIDV, nguyên Giám đốc BIDV Chi nhánh Thành Đô), Lưu Thị Bích Thủy (61 tuổi, nguyên Phó Giám đốc BIDV Chi nhánh Thành Đô), Phạm Anh Tài (62 tuổi, nguyên Trưởng phòng tín dụng BIDV Thành Đô), Nguyễn Văn Hà (45 tuổi, Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp 3 BIDV Thành Đô), Lại Minh Ngọc (48 tuổi, Phó Giám đốc BIDV Thành Đô), Lê Vũ Thanh (75 tuổi, nguyên Giám đốc BIDV Tây Nam Quảng Ninh) và Đỗ Xuân Khoan (Phó Giám đốc BIDV Tây Nam Quảng Ninh).
Là người đầu tiên trả lời xét hỏi, cựu giám đốc BIDV Thành Đô Đỗ Quốc Hùng không đồng ý với cáo buộc "biết Kenmark tình hình tài chính chưa rõ ràng và chưa có kinh đầu tư tài chính tại Việt Nam, công ty mẹ chưa đủ năng lực bảo lãnh" nhưng vẫn đồng ý cho vay.
Ông Hùng cho hay Kenmark là doanh nghiệp lớn, uy tín ở Đài Loan, kinh doanh khắp thế giới. Công ty mẹ, Kenmark Industrial, chỉ là đơn vị bảo lãnh bổ sung, trong trường hợp Kenmark không đủ năng lục tài chính. Hơn nữa, Kenmark Industrial thực tế lúc đó làm ăn tốt, chỉ số năng lực tài chính cao, doanh thu hơn 100 triệu USD một năm.
Cựu giám đốc nói trong hồ sơ của Kenmark còn có có phê duyệt quy hoạch của UBND tỉnh, văn bản Thủ tướng chấp thuận mở khu công nghiệp, các bản thiết kế nhà xưởng được tỉnh duyệt.
"Họ xây dự án ngay mặt đường quốc lộ 5, xây tòa nhà 3 tầng rất to, bị cáo nghĩ phải được phê duyệt đầy đủ mới xây nên tin tưởng", ông Hùng tiếp tục.
Theo bị cáo, trước khi cho doanh nghiệp vay tiền, bị cáo nói đã báo cáo với Hội sở, xin phép chủ trương đầu tư, báo cáo về khách hàng vay. Sau khi được Hội sở chấp thuận, bị cáo đã tổ chức họp để xem xét khoản vay.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2023
Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước họp hàng tuần với SCB để kiểm soát đặc biệt
Cuộc họp có sự tham gia của đại diện các ngân hàng SHB Quảng Ninh, BIDV Đông Anh, BIDV Tây Nam Quảng Ninh, HBB Bắc Ninh, để lập tổ thẩm định và cân đối vốn, phân công nhân sự thực hiện.
VKS xác định sau khi Kenmark gửi giấy đề nghị vay hơn 69 triệu USD đến BIDV chi nhánh Thành Đô, giám đốc Hùng ký tờ trình gửi Tổng giám đốc BIDV khi đó. Ông Hùng đề xuất tiếp nhận hồ sơ vay vốn và để BIDV Thành Đô là đầu mối thẩm định cho vay. Đề xuất được BIDV đồng ý.
Tại phiên tòa hôm nay, chủ tọa Vũ Quang Huy hỏi ông Hùng:
"Có nhớ công văn ngày 26/10/2007 BIDV Hội sở phản hồi, yêu cầu năng lực tài chính chủ đầu tư Kenmark, phải đáp ứng tự có vốn tối thiểu 30% không? Kenmark có đáp ứng được không?".
Cựu giám đốc Hùng nói "không nhớ, không biết có nội dung này", chỉ nhớ Hội sở yêu cầu đánh giá kỹ năng lực Kenmark.
Tiếp nhận chỉ thị này, tháng 12/2007, ông Hùng thành lập tổ thẩm định 13 thành viên chung ba ngân hàng đồng tài trợ dự án của Kenmark.
Sau đó, HĐXX chất vấn bị cáo Hùng về cáo buộc giải ngân chưa đúng quy định, không tuân thủ quy trình 2 bước của Hội sở. Trả lời tại tòa, bị cáo cho rằng bản thân và thuộc cấp tại BIDV Thành Đô đã thực hiện theo đúng chỉ đạo của Hội sở chính.
Chủ tọa công bố lại lời khai của bị cáo này giai đoạn điều tra, trong đó ông thừa nhận, từng lên hội sở gặp Tổng giám đốc, báo cáo việc cho Kenmark vay sẽ rất rủi ro.
"Tức là chính bị cáo lường trước điều này nhưng vẫn làm?", chủ tọa Vũ Quang Huy truy vấn.
Ông Hùng phủ nhận:
"Bị cáo chưa bao giờ khai vậy".
Ông Hùng tại tòa cho biết, sau khi sự việc xảy ra đã phối hợp bán tài sản Kenmark, thu hồi nợ, giải quyết hậu quả. Cụ thể, theo Hùng, từ quý 3/2009 đến hết quý 1/2010, Công ty Kenmark vẫn trả nợ. Đến giữa tháng 5/2010, doanh nghiệp này thông báo tạm dừng hoạt động, dừng trả nợ, đồng thời đại diện pháp luật trở về nước. Kể từ thời điểm này, bị cáo Hùng trực tiếp tham gia xử lý và thu hồi nợ của khách hàng.
Những ngôi nhà mới gần Hồ Tây, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2023
Khủng hoảng nợ bất động sản Việt Nam trầm trọng: Tất cả mới chỉ bắt đầu?
Sau đó, ông chuyển công tác lên Hội sở làm Phó giám đốc Trung tâm Xử lý nợ nên không rõ kết quả xử lý nợ ra sao.
Trước lời khai này, tòa nhắc lại nội dung cáo trạng về sai phạm của ông Hùng và cho hay hiện Công ty Kenmark không có khả năng trả hơn 360 tỷ đồng, được xác định là thiệt hại tại vụ án. Riêng dư nợ không thu hồi được tại BIDV là hơn 7,8 triệu USD (hơn 180 tỷ đồng).
Lúc này, ông Hùng thừa nhận "có một phần lỗi". Dự án lớn nên quá trình quản lý khách hàng, giải ngân, thẩm định chủ đầu tư có "vài sai sót, sơ suất".
"Bị cáo chỉ có mục tiêu phát triển ngân hàng, tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Có thể do năng lực hoặc kinh nghiệm hạn chế, bị cáo chưa đánh giá hết được rủi ro. Nhưng bị cáo không mong muốn điều đó xảy ra", cựu giám đốc BIDV Thành Đô phân trần.
Quá trình điều tra, hai ngân hàng còn lại đã nộp gần 140 tỷ đồng. Do vậy, cơ quan điều tra và VKS áp dụng chính sách không xử lý trách nhiệm hình sự với các lãnh đạo, cá nhân thuộc hai ngân hàng này.
Chiều nay, phiên tòa tiếp tục làm việc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала