Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Hội Nghề cá Việt Nam phản đối kịch liệt: Trung Quốc vẫn ngang ngược

© AFP 2023 / Le Quang NhatThuyền đánh cá của ngư dân bơi qua tàu chiến ở Phú Quốc, Việt Nam
Thuyền đánh cá của ngư dân bơi qua tàu chiến ở Phú Quốc, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối lệnh cấm đánh bắt cá sai trái, ngang ngược nói trên của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay lệnh cấm đánh bắt cá phi lý này ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao; Ban Đối ngoại Trung ương; Ban Tuyên giáo Trung ương về việc phản đối phía Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, Hội Nghề cá Việt Nam cho biết vừa qua phía Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá thường niên trên Biển Đông, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5/2023 đến ngày 16/8/2023, bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
"Đây là lệnh cấm đơn phương và phi lý của phía Trung Quốc, đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền và lợi ích biển, đảo của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; đi ngược lại Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông”, Hội Nghề cá Việt Nam khẳng định.
Bộ đội Biên phòng các tỉnh khu vực Tây Nam hướng dẫn cho ngư dân nhận biết được ranh giới vùng biển Việt Nam với các nước nhằm cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm. Trong ảnh: Tàu đánh bắt thủy sản trên vùng biển Cà Mau. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2023
Biển Đông
Trung Quốc cấm đánh cá ở Biển Đông: Mưu đồ của Bắc Kinh
Hội Nghề cá Việt Nam cũng bày tỏ lo ngại lệnh cấm này sẽ làm gia tăng nguy cơ đụng độ giữa tàu cá của ngư dân Việt Nam với lực lượng hải cảnh phía Trung Quốc và sẽ gây ảnh hưởng xấu cho nghề cá và sinh kế của ngư dân Việt Nam.
Hội Nghề cá cũng đề nghị các cơ quan chức năng phản đối mạnh mẽ và có những biện pháp quyết liệt, ngăn chặn lệnh cấm đánh bắt cá phi lý nói trên của Trung Quốc, nhằm bảo vệ tài nguyên biển, nguồn lợi thủy sản đặc trưng cho từng khu vực biển, bảo vệ an toàn cho ngư dân Việt Nam khi sản xuất trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã công bố thời gian cấm đánh bắt cá hàng năm, cái gọi là "lệnh cấm" tại Biển Đông sẽ bao trùm vùng biển từ vĩ tuyến 12 đến phía bắc đảo Đài Loan. Khu vực này gồm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken đến sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2023
Biển Đông
Chuyến thăm Việt Nam của Antony Blinken tác động thế nào lên vấn đề Biển Đông?
Trong tuyên bố vào ngày 20/4, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt khẳng định:
“Lệnh cấm đánh bắt cá nêu trên đã xâm phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển đặc quyền kinh tế theo Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982). Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đóng góp, duy trì hoà bình, ổn định tại khu vực Biển Đông".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала