Các biện pháp trừng phạt Nga của G7 và hiệu ứng ngược chiều

© AFP 2023 / Ludovic MarinHội nghị thượng đỉnh G7, Hiroshima
Hội nghị thượng đỉnh G7, Hiroshima - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2023
Đăng ký
Các lãnh đạo G7 tại Hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima khai mạc vào ngày 19 tháng 5 đang lên kế hoạch thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với ngành năng lượng của Nga, cũng như hạn chế xuất khẩu các mặt hàng nhạy cảm cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Hội nghị thượng đỉnh cũng sẽ thảo luận về các biện pháp ngăn chặn các nước thứ ba lách trừng phạt đối với Nga. Mới đây, vấn đề này đã được thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương G7 tại thành phố Niigata. Mỹ đề xuất cách tiếp cận mới nhằm hạn chế xuất khẩu sang Nga. Từ nguyên tắc -“mọi thứ đều được phép ngoại trừ những gì bị cấm đoán” chuyển sang nguyên tắc - "cấm xuất khẩu tất cả các mặt hàng sang Nga, trừ khi chúng được miễn trừ”. Câu hỏi đặt ra là liệu các thành viên còn lại của G7 có ủng hộ cách tiếp cận như vậy hay không, và quy tắc này có thể áp dụng trong những lĩnh vực cụ thể nào. Điều này sẽ được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh.
Chia sẻ với Sputnik, nhà phân tích Sergey Kondratyev thuộc Viện Năng lượng và Tài chính Nga cho biết, việc thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với ngành năng lượng Nga sẽ chỉ có tác động hạn chế đối với nền kinh tế Nga.

“Trong thời gian trôi qua kể từ khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt, nhiều công ty Nga liên quan đến xuất khẩu dầu khí đã tìm cách thích nghi. Hiện có một đội tàu hoạt động ổn định vận chuyển dầu mỏ Nga mà không tuân theo “giá trần”. Theo 11 gói trừng phạt của EU, những con tàu như vậy bị cấm vào các cảng châu Âu, nhưng, đối với đội tàu này lệnh cấm này không có ý nghĩa gì bởi vì chúng không vào đó. Và ngay cả khi một số tàu chấm dứt hoạt động, những con tàu khác sẽ thế chỗ. Chi phí vận chuyển hàng hóa có thể tăng gấp 2-3 lần, mà đây là mức sinh lời rất cao”, - nhà phân tích Sergey Kondratyev lưu ý.

Nói về cách tiếp cận mới đối với việc xuất khẩu hàng hóa sang Nga do Hoa Kỳ đề xuất, chuyên gia Sergey Kondratyev nhận xét rằng, chưa chắc tất cả những người tham gia Hội nghị thượng đỉnh sẽ ủng hộ đề xuất này.

“Cách tiếp cận này được Hoa Kỳ và Canada ủng hộ vì khối lượng thương mại với Nga của hai quốc gia này là rất nhỏ. Nhưng đối với Ý, Đức và Pháp, đây là một thách thức nghiêm trọng mà họ rõ ràng chưa sẵn sàng. Một yếu tố quan trọng là cách đáp trả của Nga, Matxcơva có thể cấm xuất khẩu uranium và nhiên liệu hạt nhân, mà đối với một số nước G7, đây là một thách thức nghiêm trọng. Rất có thể Nhật Bản sẽ tham gia quyết định chung của G7.

Trước đây, Nhật Bản đã cấm xuất khẩu ô tô hạng sang trị giá hơn 3,6 triệu rúp sang Nga. Theo lệnh trừng phạt mới, nước này cũng có thể cấm xuất khẩu ô tô đã qua sử dụng. Nhưng, bạn thấy đấy, biện pháp này không thể có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế Nga…”, - ông Sergey Kondratyev nói.

Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2023
G7 ở Hiroshima: Chốn đau thương của người Nhật lại sẽ không được nghe một tiếng ăn năn?
Chuyên gia cũng lưu ý rằng, việc đưa ra tối hậu thư, đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại có thể dẫn đến tác dụng ngược.

“Nhìn vào cách các nước G7 đối phó với Nga, nhiều quốc gia đang phát triển, cũng như Trung Quốc, Ấn Độ và những nước khác, sẽ cố gắng phát triển sản xuất của mình càng nhiều càng tốt để tự bảo vệ mình trước những kịch bản như vậy. Nếu các biện pháp trừng phạt thứ cấp cứng rắn hơn được áp dụng đối với các quốc gia vẫn giao dịch với Nga, mà hiện có nhiều nước duy trì hợp tác kinh tế với Nga, thì mọi thứ sẽ diễn ra rất nhanh, quá trình này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của họ trong dài hạn.

Tức là, việc đưa ra lệnh cấm xuất khẩu tất cả các mặt hàng sang Nga, trừ khi chúng được miễn trừ, mà theo tôi là khó xảy ra, sẽ khiến cả nền kinh tế Nga và châu Âu, cũng như toàn bộ nền thương mại thế giới phải trả giá đắt. Hậu quả tai hại sẽ không xảy ra ngay lập tức mà có thể ảnh hưởng cả sau 10-15 năm”, - Sergei Kondratiev ghi chú.

Sức chịu đựng của kinh tế Nga trước các đòn trừng phạt

Nói về sức chịu đựng của kinh tế Nga trước các đòn trừng phạt, ông Sergei Kondratyev lưu ý, tác động của việc áp dụng các biện pháp trừng phạt mới, bất kể chúng là gì, sẽ nghiêm trọng, nhưng đây không phải là "đòn chết người”. Nhiều ngành kinh tế đã và đang thích ứng với điều kiện mới và đang tái cơ cấu.

“Nhập khẩu song song đang hoạt động, mang lại lợi nhuận đáng kể cho một số quốc gia. Tất nhiên, trong một số nhóm sản phẩm có những nút thắt và Nga không thể từ bỏ hoàn toàn hàng nhập khẩu. Nhưng, ở châu Âu và những quốc gia khác cũng có những nút thắt tương tự, họ cũng không thể từ chối toàn bộ các sản phẩm của Nga.

Do đó, tôi không nghĩ rằng các biện pháp trừng phạt sẽ dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế Nga, mặc dù chúng có gây ra thiệt hại đáng kể. Nhưng, tác dụng ngược của các lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga cũng không thể bỏ qua”, - Sergei Kondratiev nhấn mạnh.

Thông tin cơ bản về Hội nghị thượng đỉnh G7 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2023
Multimedia
Thông tin cơ bản về Hội nghị thượng đỉnh G7
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала