Cục Hàng không lý giải vì sao hãng bay Việt khó xin slot

© Sputnik / Taras IvanovHội chợ Triển lãm quốc tế AeroExpo Hanoi & Vietnam Aviation Forum 2023
Hội chợ Triển lãm quốc tế AeroExpo Hanoi & Vietnam Aviation Forum 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Cục Hàng không Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ GTVT liên quan đến việc một số hãng hàng không Việt Nam đang gặp khó khăn xin giờ hạ, cất cánh (slot) tại một số sân bay nước ngoài, trong đó có Trung Quốc.
Với slot đường bay Việt Nam - Trung Quốc: năm 2019 (trước dịch Covid-19), thị trường hàng không Việt Nam - Trung Quốc có tới 14 hãng hàng không hai nước khai thác, trong đó 11 hãng hàng không Trung Quốc với tổng tần suất đạt 240 chuyến/chiều/tuần. Trong cùng thời điểm này, có 3 hãng hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, và Vietjet Air khai thác 72 đường bay với tổng tần suất đạt 276 chuyến/chiều/tuần thường lệ và 145 chuyến/tuần/chiều không thường lệ (tổng cộng 421 chuyến/tuần).
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hãng hàng không hai nước đã phải dừng mọi hoạt động khai thác vận chuyển hành khách mà chỉ còn duy trì một số chuyến bay chở hàng hóa.
Đầu tháng 3/2023, Cục Hàng không Trung Quốc thông báo các hãng nước ngoài phải đáp ứng tỉ lệ sử dụng slot 80:20 để được xem xét lịch sử và áp dụng miễn trừ việc sử dụng slot lịch bay mùa hè 2023 trên nguyên tắc có đi có lại.
Đối với Lịch bay Mùa Hè 2023, Vietnam Airlines đang khai thác 5 đường bay thường lệ từ Hà Nội, TP. HCM đi Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu với tổng tần suất 19 chuyến/tuần. Vietnam Airlines cũng đang khai thác theo hình thức thuê chuyến thường lệ từ Cam Ranh, Phú Quốc, Đà Nẵng đến 14 điểm ở Trung Quốc với tổng tần suất 25 chuyến/tuần.
Máy bay của Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2023
Đã có hãng bay Việt xin phá sản, sếp Vietnam Airlines đi Trung Quốc xin slot thất bại
VietJet đang khai thác từ Hà Nội, TP.HCM, Cam Ranh, Huế đến 26 điểm ở Trung Quốc với tổng tần suất 59 chuyến/tuần.
Ngược lại có 7 hãng hàng không Trung Quốc khai thác 10 đường bay từ Trung Quốc đến Hà Nội, TP.HCM với 93 chuyến khứ hồi/tuần.
Do thị trường hồi phục chậm, đến nay các hãng Việt Nam mới chỉ khai thác được khoảng 25% và các hãng Trung Quốc đạt khoảng 38% slot so với trước dịch COVID-19. Vấn đề các hãng Việt Nam đang gặp phải là không duy trì được tỉ lệ sử dụng slot tại các sân bay Trung Quốc trong lịch bay mùa hè 2023 để có thể giữ slot lịch sử cho mùa hè 2024.
Để giải quyết vấn đề này, cần thiết có sự đồng ý của Bộ GTVT cũng như Nhà chức trách hàng không hai nước đối với việc bảo lưu slot lịch sử. Cục Hàng không Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hãng hàng không hai nước trong việc mở rộng hoạt động khai thác, đáp ứng nhu cầu phục hồi du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT cho phép việc giữ slot lịch sử trên cơ sở “có đi có lại” trong trường hợp các hãng hàng không Việt Nam và Trung Quốc không sử dụng hết slot trong Lịch bay mùa Hè 2023.
Đồng thời hỗ trợ trong việc xác nhận các slot mới tại các sân bay Trung Quốc theo nhu cầu của các hãng hàng không Việt Nam trong Lịch bay mùa Đông 2023.
Với nhu cầu tăng tần suất bay tại Ấn Độ, Cục Hàng không Việt Nam cho biết theo quy định về tải cung ứng, các hãng Việt Nam đã khai thác hết 28 chuyến mỗi tuần, trong khi các hãng Ấn Độ mới 14 trên tổng số 28 chuyến được phép trên đường bay Việt Nam - Ấn Độ.
Hiện tại, các hãng hàng không Việt Nam đều có nhu cầu tăng tần suất khai thác trên các đường bay đến Ấn Độ và có kiến nghị dỡ bỏ hạn chế về tải cung ứng này. Cục Hàng không Việt Nam đã đề nghị Ấn Độ xem xét tăng tần suất trên các đường bay đến 4 thành phố lớn nhưng nước này không có phản hồi.
"Có thể do các hãng Ấn Độ chưa khai thác hết tải là nguyên nhân khiến nước bạn chưa xem xét đề nghị này", Cục Hàng không Việt Nam nhận định.
Hãng hàng không Vietjet Air  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2023
Bộ GTVT lấy ý kiến các bộ về tăng giá vé máy bay nội địa
Với nhu cầu tăng tần suất bay tại Anh, theo hiệp định hàng không hai nước, các hãng hàng không khai thác với tần suất 14 chuyến/tuần/chiều với các hãng mỗi bên.
Từ cuối năm 2011, Vietnam Airlines đã khai thác 2 đường bay từ Hà Nội, TP.HCM đến London. Đến mùa hè 2019, Vietnam Airlines khai thác 7 chuyến/tuần trên các đường bay giữa hai nước. Còn các hãng của Anh không khai thác đến Việt Nam.
Khi xảy ra dịch COVID-19, Vietnam Airlines phải dừng khai thác thường lệ tới Anh và khai thác trở lại từ 1 đến 2 chuyến/tuần trên đường bay Hà Nội - London từ lịch bay mùa hè 2022.
Trong khi đó, Bộ GTVT Anh yêu cầu các hãng phải đảm bảo tỉ lệ khai thác là 70% từ lịch bay mùa hè 2022 để có thể giữ slot lịch sử tại các sân bay.
Do ảnh hưởng của COVID-19, Vietnam Airlines không duy trì được tỉ lệ trên nên đã không giữ được slot lịch sử cho lịch bay mùa hè 2023 tại sân bay London Heathrow (7 chuyến/tuần).
Bộ Trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2023
Sự cố hàng không xảy ra gần đây là nghiêm trọng, theo Bộ GTVT Việt Nam
Cục Hàng không cho rằng việc tiếp tục gửi thư đề việc hỗ trợ Vietnam Airlines giữ slot lịch sử tại sân bay London Heathrow không mang lại tác dụng. Việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại về slot đối với các hãng hàng không Anh là không khả thi vì không khai thác đến Việt Nam.
Trong năm 2022, Cục Hàng không Việt Nam đã hai lần gửi thư và đã có buổi làm việc với Nhà chức trách hàng không Vương quốc Anh đề nghị hỗ trợ việc duy trì slot lịch sử cho Vietnam Airlines tại sân bay London Heathrow nhưng không được đáp ứng do Tổ chức điều phối của Vương quốc Anh là cơ quan độc lập và Bộ Giao thông Vận tải Vương quốc Anh không thể can thiệp vào hoạt động của cơ quan này.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Cục Hàng không khẳng định việc áp dụng nguyên tắc có đi, có lại đối với các hãng hàng không Vương quốc Anh trong việc xác nhận slot là không khả thi vì các hãng hàng không Vương quốc Anh không khai thác đến Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала