Vụ "chuyến bay giải cứu": Bất ngờ tạm dừng xét xử để "cập nhật" số tiền khắc phục

© Ảnh : Phạm Trung Kiên - TTXVNBắt đầu phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu”
Bắt đầu phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu” - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.07.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 17/7, theo lịch dự kiến, đại diện VKSND Hà Nội trình bày bản luận tội sau 4 ngày xét hỏi. Tuy nhiên, HĐXX bất ngờ tạm dừng xét xử để các bị cáo xuất trình chứng từ nộp tiền khắc phục hậu quả.
Đầu phiên làm việc buổi sáng, theo đề nghị của VKS, chủ tọa Vũ Quang Huy thông báo tạm dừng phiên tòa để cơ quan công tố dựa vào chứng từ khắc phục hậu quả của bị cáo, từ đây đề xuất mức án phù hợp. HĐXX không thông báo thời gian tiếp tục phiên tòa.
Theo hội đồng xét xử, việc "cập nhật" số tiền khắc phục hậu quả để cơ quan công tố có căn cứ đề xuất mức đề nghị phù hợp.
Dự kiến, sáng nay, HĐXX sẽ kết thúc phần thẩm vấn chuyển sang tranh tụng, đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án với các bị cáo.
Bắt đầu phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu” - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2023
Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhận hối lộ nhưng không nhận thức được mình sai
Trong 54 bị cáo, có 23 cựu quan chức bị cáo buộc nhận hối lộ, trong đó 18 người bị truy tố khung hình phạt tử hình. 21 người bị cáo buộc đưa hối lộ để được cấp phép chuyến bay giải cứu, những người còn lại bị cáo buộc môi giới hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo Tuổi Trẻ Online, trong suốt bốn ngày thẩm vấn, các bị cáo là cựu quan chức thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh… đều thừa nhận được các doanh nghiệp "lót tay" từ vài tỉ đến vài chục tỉ đồng để cấp phép chuyến bay giải cứu.
Tuy nhiên, hầu hết những người này đều phủ nhận lời khai của các doanh nghiệp về việc gây khó dễ, ép buộc và ngã giá "chung chi". Họ lý giải khoản tiền nhận từ các doanh nghiệp là được cảm ơn sau khi tổ chức các chuyến bay giải cứu.
Đơn cử như ông Tô Anh Dũng, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhiều lần khẳng định không ép buộc doanh nghiệp phải đưa tiền để được cấp phép "chuyến bay giải cứu".
Lực lượng chức năng dẫn giải các bị cáo tới phiên toà xét xử. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2023
Vụ án "chuyến bay giải cứu": Nếu không đưa hối lộ, sẽ bị làm khó
Giải thích cho hành vi nhận tiền của mình, ông Dũng nói:
"Sau khi các doanh nghiệp tổ chức bay xong thì họ chủ động liên hệ bị cáo. Bị cáo không có mưu đồ, không đòi hỏi gì. Doanh nghiệp họ đến tiếp xúc bị cáo để cảm ơn".
Song cựu thứ trưởng thừa nhận đã được các doanh nghiệp "lót tay" số tiền hơn 21,5 tỷ đồng là quà cảm ơn sau khi được cấp phép các chuyến bay giải cứu.
Ở chiều ngược lại, các bị cáo là chủ các doanh nghiệp thì khai bị các cựu quan chức yêu cầu phải chi tiền, ngã giá cả trăm triệu một chuyến bay giải cứu hoặc gây khó dễ ép họ phải chung chi. Một số ít bị cáo khai "tự nguyện cảm ơn".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала