Tại sao John Kerry và Henry Kissinger được đón nhận theo cách khác nhau ở Bắc Kinh?

© AFP 2023 / Brendan Smialowski Henry Kissinger
Henry Kissinger   - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.07.2023
Đăng ký
Hai cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và John Kerry đến thăm Trung Quốc trong tuần này. Henry Kissinger, như Washington nói, đến Bắc Kinh với tư cách cá nhân. John Kerry thì trong vai trò Đặc phái viên về Biến đổi khí hậu của Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, hai nhân vật nổi tiếng của Mỹ được đón nhận theo những cách khác nhau.
Kissinger được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp tại dinh thự chính phủ, nhưng Kerry không được hưởng vinh dự như vậy. Bắc Kinh đang đưa ra tín hiệu gì cho chính quyền Mỹ?
Thoạt nhìn, có vẻ như không có ẩn ý nào ở đây. John Kerry có chương trình nghị sự riêng cho chuyến thăm, và ông gặp những người đồng cấp của mình như Xie Zhenhua, Đại diện Đặc biệt về biến đổi khí hậu của Bộ Sinh thái - Môi trường Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, với Thủ tướng Hội đồng Nhà nước Trung Quốc Lý Cường, cũng như với Vương Nghị - ChánhVăn phòng Ủy ban Đối ngoại Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Việc chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn tìm được cơ hội để gặp gỡ Henry Kissinger chỉ xác nhận buổi tiếp Kerry vẫn có thể diễn ra nếu họ có ý chí chính trị cho việc này.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.07.2023
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger: Hoa Kỳ và Trung Quốc không thể cho phép mình coi nhau là đối thủ
Điều quan trọng nữa là phía Trung Quốc luôn coi trọng tính tượng trưng, ​​kể cả trong các cuộc tiếp xúc chính trị. Và biểu tượng này, chẳng hạn, được thể hiện từ trên xuống dưới bằng sự tiếp đón Henry Kissinger. Chủ tịch Trung Quốc nói ông Kissinger 100 tuổi, từng là cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã đến thăm Trung Quốc hơn 100 lần. Ông Tập lưu ý tầm quan trọng của con số "200" với Kissinger - kỷ niệm 100 tuổi và 100 chuyến thăm Trung Quốc. Tập Cận Bình tiếp Kissinger tại cùng một địa điểm - dinh thự Điếu Ngư Đài - nơi diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa Kissinger và Thủ tướng Chu Ân Lai vào năm 1972, và sau đó quan hệ song phương bắt đầu được cải thiện. Cuối cùng, chính Kissinger nói trong cuộc gặp là ông đến Bắc Kinh với tư cách là một "người bạn của Trung Quốc". Phía Trung Quốc cũng lợi dụng điều này để một lần nữa minh chứng cho câu nói phổ biến trong bài ca cổ cách mạng của Trung Quốc những năm 1950: “Chúng ta có rượu ngon cho bạn bè, nhưng vũ khí cho chó rừng”.
Tất nhiên, không cần thiết phải hiểu theo nghĩa đen: đặc phái viên tổng thống Hoa Kỳ về biến đổi khí hậu, Kerry, hoàn toàn không được đón tiếp ở Trung Quốc như một kẻ thù. Hơn nữa, trước chuyến đi, khi trả lời các câu hỏi khiêu khích của nhà báo, Kerry cố gắng hết sức làm phẳng các góc nhọn để không làm phức tạp bối cảnh của chuyến thăm sắp tới. Tuy nhiên, cũng không có nhiều kết quả thiết thực từ chuyến đi này. Không có tuyên bố chung, bởi vì, như Kerry nói, haibên vẫn chưa đạt được sự hiểu biết chung về cách thức tiến tới. Không nhận được lời hứa mới nào từ Trung Quốc về việc giảm tỷ trọng than trong lĩnh vực năng lượng hoặc giảm lượng khí thải mêtan. Hơn nữa, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi phát biểu tại Hội nghị Bảo vệ Môi trường cho biết Trung Quốc sẽ đi theo con đường riêng của mình để giảm lượng khí thải carbon và không ai có thể tác động đến phương pháp, tốc độ và cường độ theo hướng này. Do đó, trên thực tế, Chủ tịch Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa gián tiếp trả lời thông điệp chính của Kerry mà ông đến Trung Quốc - để thuyết phục Bắc Kinh thực hiện các nghĩa vụ trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh đó, cuộc gặp giữa Kissinger và Tập có vẻ rất tuyệt. Và ngay cả khi chính quyền Mỹ khẳng định cựu Ngoại trưởng đến Bắc Kinh với tư cách cá nhân, thì chuyến thăm của ông vẫn nhằm một sứ mệnh rất quan trọng, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc Wang Yiwei nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
© AP PhotoHenry A. Kissinger và Chu Ân Lai
Henry A. Kissinger và  Chu Ân Lai - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.07.2023
Henry A. Kissinger và Chu Ân Lai

“Kissinger đến Trung Quốc với một nhiệm vụ quan trọng. Đầu tiên, ông lo ngại về khả năng leo thang căng thẳng xung quanh Đài Loan. Ngoài ra, ông có thể có ý khuyến khích Chủ tịch Tập thăm Mỹ. Chúng ta thấy năm tới sẽ diễn ra cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ, dự kiến ​cả hai đảng sẽ tích cực chỉ tríchTrung Quốc. Các cuộc bầu cử cũng sẽ được tổ chức tại Anh, Nga, Ukraina và Nghị viện châu Âu vào năm tới. Đài Loan cũng không ngoại lệ. Rõ ràng, trong thời gian chuẩn bị cho năm "siêu bầu cử", Kissinger có thể đang cố gắng đưa quan hệ Mỹ-Trung trở lại quỹ đạo trong nửa cuối năm nay và đối thoại chiến lược Mỹ-Trung trở lại hình thức mang tính xây dựng. Có lẽ ông đang tìm cách phối hợp sắp xếp cho chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập tới Hoa Kỳ vào tháng 11 này trong khuôn khổ tham gia hội nghị cấp cao APEC tại San Francisco. Khi nói đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, những từ như "cắt đứt quan hệ và chuỗi cung ứng", "giảm thiểu rủi ro" thường được nhắc đến. Nhưng dù có gãy xương, gân vẫn giữ được. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ rất bền chặt. Tuy nhiên, vấn đề Đài Loan hay những gì từng là "mối liên kết" hiện đang gặp nhiều vấn đề, vì vậy cần phải có một "liên kết" mới để khôi phục quan hệ Trung-Mỹ. Biến đổi khí hậu là lĩnh vực duy nhất mà Trung Quốc và Mỹ có thể và nên hợp tác. Sự cân nhắc này là lý do cho chuyến thăm Trung Quốc của Kerry. Nếu Trung Quốc và Mỹ thậm chí không thể nói về hợp tác khí hậu, thì tôi e sẽ không còn xa nữa là một sự rạn nứt thực sự trong quan hệ".

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen tại sân bay quốc tế Bắc Kinh, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2023
Chuyến thăm của Janet Yellen cho thấy Mỹ chưa muốn cắt đứt quan hệ hoàn toàn với Bắc Kinh
Tất nhiên, chuyến thăm của Kerry tới Trung Quốc chỉ có thể được coi là thành công vì thực tế các cuộc tham vấn song phương về khí hậu, vốn bị gián đoạn sau sự cố khinh khí cầu hồi tháng Hai, đang được nối lại, cho thấy một số ổn định. Các chuyến thăm gần đây của Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cũng diễn ra theo cùng một hướng. Tuy nhiên, những mâu thuẫn cơ bản giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết. Và chúng sẽ tồn tại chừng nào Washington còn coi Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược chính đối với quyền bá chủ của chính họ, và nhìn các mối quan hệ với Bắc Kinh qua lăng kính của trò chơi có tổng bằng không. Và cho dù Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ có nói những lời hoa mỹ vềthế giới đủ lớn cho sự thịnh vượng chung và hợp tác thành công giữa hai nước, thì Quốc hội Mỹ vẫn đang ngày càng thúc đẩy nhiều biện pháp hạn chế hơn nữa đối với Trung Quốc. Trong bối cảnh như vậy, khó có thể kỳ vọng vào sự hợp tác ổn định, lâu dài và hiệu quả. Như Bắc Kinh lưu ý nhiều lần, người ta không thể cùng một lúc ôm và thụi nhau.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала