- Sputnik Việt Nam, 1920
Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15
Vào năm 2023, cuộc họp của các nhà lãnh đạo của "nhóm năm" sẽ được tổ chức tại tỉnh Gauteng từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 8. Nam Phi tiếp quản chức chủ tịch từ Trung Quốc, nước đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh năm 2022 tại Bắc Kinh.

Chuyên gia: Các kế hoạch và mở rộng BRICS khiến Mỹ cực kỳ khó chịu

© Sputnik / Grigory Sysoev / Chuyển đến kho ảnhHội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi
Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2023
Đăng ký
Moskva (Sputnik) - Việc mở rộng BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), kế hoạch hợp nhất tạo ra một đơn vị tiền tệ thanh toán duy nhất trở thành giải pháp thay thế cho đồng đô la, gây ra sự khó chịu dữ dội ở Hoa Kỳ và Brussels, Alexei Martynov, giám đốc Viện quốc tế về các quốc gia mới nổi nói với Sputnik hôm thứ Năm.
Theo kết quả hội nghị thượng đỉnh ở Johannesburg, UAE, Ả Rập Saudi, Iran, Argentina, Ai Cập và Ethiopia đã chính thức được mời tham gia BRICS, tư cách thành viên đầy đủ của các quốc gia mới sẽ bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2024.
"Trước khi mở rộng hiệp hội, BRICS chiếm hơn 1/3 nền kinh tế thế giới. Đó là gần 1/3 trữ lượng tài nguyên, khoáng sản của thế giới. Với các thành viên mới, đây đã là một nửa nền kinh tế thế giới. Là một nền tảng cạnh tranh nghiêm túc đối với nhiều người. Ít nhất, đây là cách BRICS hiện được nhìn nhận ở Washington và Brussels", - Martynov nói.
Theo ý kiến ​​​ông, "kế hoạch của BRICS nhằm tạo ra một hệ thống thanh toán duy nhất, việc chuyển đổi sang thanh toán bỏ qua đồng đô la Mỹ, gây ra sự phẫn nộ dữ dội ở Hoa Kỳ".
Phó Hiệu trưởng phụ trách Quan hệ Quốc tế trường HSE Viktoria Panova, trong cuộc phỏng vấn lưu ý liên quan đến việc mở rộng hiệp hội BRICS, “khá nhiều vấn đề” phải được giải quyết và “thỏa thuận về cách các thành viên mới tham gia vào tất cả các dự án hiện có".
Lãnh đạo BRICS  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2023
BRICS được củng cố cho thấy Mỹ mất vị thế ở phía Nam toàn cầu
Chuyên gia nhấn mạnh Argentina và Brazil là hai quốc gia chủ chốt ở Mỹ Latinh, cùng nhau có thể "tích cực thúc đẩy các quá trình hội nhập nội khu vực, các dự án xuyên lục địa liên quan đến số lượng lớn tài nguyên".
Bà nói:
"Iran và Ả Rập Saudi, những quốc gia đã chấm dứt tình trạng thù địch lâu đời, đã đi đến thống nhất. Cả hai quốc gia này đang gia nhập hiệp hội để cùng nỗ lực xây dựng thế giới mới, và những mâu thuẫn sẽ bị bỏ lại phía sau".
Ngoài ra, Panova nhấn mạnh, Iran đã chứng tỏ, bất chấp nhiều năm bị trừng phạt, nước này vẫn có thể "phát triển đủ thành công về mặt kinh tế và công nghệ".
“Ai Cập và Ethiopia có thể hợp tác với Nam Phi và các nước khác để đưa lục địa châu Phi trở nên thịnh vượng”, - chuyên gia kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала