Nhà khoa học chính trị quân sự: Mỹ sợ hệ thống tên lửa Sarmat

© AP Photo / RU-RTR Russian Television via APTên lửa Sarmat
Tên lửa Sarmat - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2023
Đăng ký
Moskva (Sputnik) - Việc triển khai hệ thống tên lửa Sarmat sẽ có tác động lớn đến cuộc xung đột ở Ukraina, theo Asia Times. Nhà khoa học chính trị quân sự, thiếu tướng dự bị Vladimir Bogatyrev chia sẻ quan điểm về vấn đề này với với Sputnik.
Tờ Asia Times viết rằng việc triển khai hệ thống tên lửa chiến lược "Sarmat" của Nga có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến diễn biến cuộc xung đột ở Ukraina.
Bài báo viết rằng tổ hợp mới "có thể thách thức các hệ thống kiểm soát vũ khí hiện có". Các tác giả nhấn mạnh, các đặc điểm của "Sarmat" minh chứng cho tính linh hoạt của loại vũ khí này, cũng như thực tế là Nga có thể mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình ngay cả khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trước đó, Tổng giám đốc Roskosmos Yury Borisov cho biết tổ hợp Sarmat với tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng đã được đưa vào làm nhiệm vụ trực chiến.
Phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đứng yên Sarmat từ sân bay vũ trụ Plesetsk - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2023
Mỹ bất ngờ trước tiềm năng hệ thống tên lửa Sarmat của Nga

Ý nghĩa của hệ thống tên lửa Sarmat

"Đây là tổ hợp hoàn toàn mới với khả năng khổng lồ để đánh bại kẻ thù. Người Mỹ từng lo sợ trước tổ hợp này và ngày nay vẫn còn sợ hãi. Trong tình huống Hoa Kỳ đã phá bỏ gần như mọi thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược, tổ hợp này làm thay đổi đáng kể bức tranh thế giới về răn đe chiến lược. Điều quan trọng nhất là với việc đưa tên lửa này vào nhiệm vụ trực chiến, các nước phương Tây và Hoa Kỳ, thiếu tự tin vào khả năng tiếp tục hỗ trợ Ukraina và nếu xung đột leo thang lan rộng hơn, họ khó cạnh tranh với Nga trong lĩnh vực công nghệ", ông Vladimir Bogatyrev nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала