Nguồn tin đưa ra giả thuyết mới về nguyên nhân tai nạn Luna-25

© Sputnik / Grigory Sysoev / Chuyển đến kho ảnhTên lửa Soyuz-2.1b với tầng phía trên Fregat mang theo tàu vũ trụ tự hành Luna-25 phóng lên từ sân bay vũ trụ Vostochny
Tên lửa Soyuz-2.1b với tầng phía trên Fregat mang theo tàu vũ trụ tự hành Luna-25 phóng lên từ sân bay vũ trụ Vostochny - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.09.2023
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Nguyên nhân vụ tai nạn của tàu thăm dò liên hành tinh Luna-25 có thể là do thiết bị Bius-L dùng để đo hướng và gia tốc gặp trục trặc, đây là thiết bị chưa được thử nghiệm trong không gian trước đó, một nguồn tin nói với Sputnik.

“Đúng, có thể như vậy”, người đối thoại của hãng tin trả lời câu hỏi liệu nguyên nhân gây ra vụ tai nạn của Luna-25 có phải là do thiết bị trục trặc hay không.

Theo ông, thiết bị này được thiết kế để xác định hướng của tàu vũ trụ và xác định tốc độ bay. Nó truyền dữ liệu này đến máy tính của tàu và tàu sẽ ra lệnh cho động cơ.
Người đối thoại đặc biệt lưu ý rằng dấu hiệu chính về độ tin cậy của bất kỳ thiết bị nào chính là kết quả thử nghiệm nó.
“Giữa một thiết bị mới và một thiết bị đã được thử nghiệm thì tốt hơn hết nên chọn phương án thứ hai”, ông nói.
Tuy nhiên, Bius-L chưa được thử nghiệm trong không gian.
Nguồn tin nhấn mạnh rằng trục trặc thiết bị điều hướng chỉ là một trong các giả thuyết được xem xét, quyết định cuối cùng sẽ do ủy ban điều tra sự cố đưa ra.
Khối quán tính Bius-L được phát triển tại Trung tâm Nghiên cứu sản xuất tự động hóa và thiết bị quan trắc mang tên Viện sĩ N. A. Pilyugin (NPCAP). Thiết bị này được thiết kế để xác định hướng và gia tốc của tàu vũ trụ bằng cách sử dụng con quay hồi chuyển sợi quang và gia tốc kế.
Trạm Luna-25 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2023
"Luna-25" phải được xây dựng lại để được sự thành công của trạm tiếp theo
"Bius-L" được sản xuất hoàn toàn từ các linh kiện của Nga, bao gồm cả thiết bị điện tử. Người đứng đầu Vụ Chính sách công nghiệp và đầu tư Moskva Vladislav Ovchinsky trước đây từng lưu ý rằng các nhà phát triển có nhiệm vụ chế tạo ra một thiết bị hoàn toàn của Nga “trong thời gian ngắn nhất có thể”.
Tên lửa Soyuz 2.1b mang theo tàu thăm dò Mặt trăng đầu tiên sau gần 50 năm của Nga được phóng từ sân bay vũ trụ Vostochny lúc 06h11 giờ Hà Nội ngày 11/8. Vào ngày 16 tháng 8, thiết bị đã đi vào quỹ đạo Mặt trăng. Việc chuyển sang quỹ đạo chuẩn bị hạ cánh dự kiến diễn ra ngày 19/8, việc hạ cánh mềm lên Cực nam của Mặt Trăng dự kiến diễn ra vào ngày 21/8. Roscosmos ngày 19/8 đưa tin con tàu đã xảy ra tình huống sự cố không cho phép chuyển sang quỹ đạo trước khi hạ cánh theo các thông số quy định. Ngày hôm sau, tập đoàn nhà nước thông báo Luna-25 chuyển sang quỹ đạo ngoài thiết kế, va chạm với Mặt trăng và không còn tồn tại.
Sau đó, người đứng đầu Roscosmos ông Yury Borisov nêu ra nguyên nhân của sự cố là do động cơ của trạm Luna-25 khi cố gắng chuyển sang quỹ đạo trước khi hạ cánh đã hoạt động 127 giây thay vì 84 giây, khiến thiết bị “đâm” vào vệ tinh tự nhiên của Trái đất. Ông cũng cho biết ủy ban điều tra sự cố tàu Luna-25 đã được thành lập và bắt đầu làm việc, ủy ban này có nhiệm vụ tìm hiểu chi tiết nguyên nhân dẫn đến hoạt động bất thường của động cơ điều chỉnh tốc độ tàu và sẽ có kết quả trong thời gian tới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала