Hiệp ước về Biển cả có ý nghĩa thế nào đối với Việt Nam?

© Ảnh : U.S. Navy/Joe BishopBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 20/9 (giờ New York), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký Hiệp định trong khuôn khổ chuyến làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Việc này truyền đi thông điệp mạnh mẽ cho thấy Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chung tay cùng các quốc gia trên thế giới giải quyết vấn đề toàn cầu, đóng góp vào hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững. Hơn 60 quốc gia tham gia ký Hiệp định trong tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Trả lời báo chí, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết Hiệp định này là một trong những điều ước quốc tế được chú ý nhất trong thập kỷ qua.
Thứ nhất, Hiệp định điều chỉnh việc khai thác, chia sẻ lợi ích và bảo tồn nguồn gien biển tại các vùng biển quốc tế. Đây là một nguồn lợi mới đầy tiềm năng, thuộc các vùng biển rộng lớn chiếm hơn 60% diện tích bề mặt của các đại dương mà không thuộc về quốc gia nào.
Lễ chào mừng quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2023
Mỹ khẳng định trách nhiệm hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh
Hiện nay, hầu như chỉ có các nước phát triển và công ty tư nhân sở hữu công nghệ biển và công nghệ sinh học hàng đầu, với nguồn tài chính dồi dào mới có khả năng thu thập nguồn gien biển khơi và phát triển ứng dụng đem lại lợi nhuận, trong khi chưa có văn kiện quốc tế nào quy định nghĩa vụ chia sẻ lợi ích cũng như bảo tồn nguồn lợi này.
Hiệp định này là văn kiện đầu tiên điều chỉnh toàn diện việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gien biển ở các vùng biển quốc tế.
Thứ hai, nhận thức được tầm quan trọng của việc phải gìn giữ nguồn gien tại các vùng biển sâu, xa bờ, các quốc gia đã ngồi lại với nhau để xây dựng nên văn kiện này. Việc ký được Hiệp định là kết tinh của quá trình nỗ lực lâu dài của cộng đồng quốc tế, một tiến trình gần 2 thập kỷ, trong đó đàm phán chính thức bắt đầu từ năm 2018, thu hút sự tham gia của hầu hết các nước thành viên Liên Hợp Quốc, kể cả các nước không có biển hoặc không phải là thành viên Công ước Luật biển.
Việc đông đảo các quốc gia tham gia ký Hiệp định ngay vào dịp mở ký thể hiện thành công của tiến trình đàm phán là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển.
Bên cạnh mục tiêu bảo tồn, sử dụng bền vững, Hiệp định đã mở ra cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tiếp cận, tham gia nghiên cứu và hưởng lợi từ nguồn gien ở các vùng biển quốc tế.
Đồng thời, đây là Hiệp định thứ ba được đàm phán và ký kết trong khuôn khổ Công ước Luật biển, là một sự tái khẳng định vai trò, tầm quan trọng của Công ước với tư cách là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương.
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.09.2023
Biển Đông
Lãnh đạo Việt - Mỹ phản đối sử dụng vũ lực ở Biển Đông
Nhìn nhận từ góc độ của Việt Nam, Bộ trưởng cho biết việc ký Hiệp định Biển cả mang nhiều ý nghĩa quan trọng
Hiệp định mở ra cơ hội cho Việt Nam và các nước đang phát triển khác được tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ biển, và được hưởng lợi về mặt kinh tế từ việc các quốc gia khác có lợi thế lớn hơn về tiềm lực tài chính, khoa học - công nghệ khai thác nguồn gen ở vùng biển khơi.
"Hiệp định tạo ra và khuyến khích những cơ chế hợp tác quốc tế, hợp tác biển khu vực nhằm bảo tồn, chia sẻ lợi ích từ nguồn gen biển. Đó là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy hợp tác, tăng cường đan xen lợi ích, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa", ông Sơn nói.
Bộ trưởng Ngoại giao cho biết Hiệp định sẽ có hiệu lực 120 ngày sau khi có 60 nước thành viên. Trong vòng 1 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ triệu tập cuộc họp đầu tiên của Hội nghị thành viên Hiệp định này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала