"Mỹ dễ bị tổn thương": Tại sao chương trình của Mỹ lại tụt hậu so với Nga và Trung Quốc?

© Ảnh : Hypersonic Delivery / Elliot ValdezGiao hàng nguyên mẫu tên lửa siêu thanh tầm xa Vũ khí siêu thanh tầm xa
Giao hàng nguyên mẫu tên lửa siêu thanh tầm xa Vũ khí siêu thanh tầm xa - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2023
Đăng ký
Cuộc điều tra của Inkstick chỉ ra cái chết của hai người Mỹ tại cơ sở Northrop Grumman, công ty được Lầu Năm Góc thuê để phát triển vũ khí siêu thanh. Không có gì bí mật khi Hoa Kỳ tụt hậu so với Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực này, và chuyện này một lần nữa chỉ ra điều đó.

"Từ góc độ chiến lược, không ngờ Nga và Trung Quốc lại chế tạo được vũ khí siêu thanh nhanh đến vậy. Mỹ đã phát triển công nghệ này từ thời Chiến tranh Lạnh, nhưng theo kế hoạch, nó sẽ được đưa vào sử dụng muộn hơn", chuyên gia Danielle Ayres nói với Sputnik Brasil.

"Điều này đã tác động đến Hoa Kỳ, khiến nước này bị tụt lại phía sau. Vì không có hệ thống phòng thủ trước những tên lửa như vậy nên Mỹ rất dễ bị tổn thương."
Ở Hoa Kỳ, ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng không cần phải chi hàng tỷ USD để phát triển tên lửa siêu thanh của riêng mình mà phải tập trung vào các phương pháp bảo vệ để chống lại chúng, nhưng điều này cũng có những khó khăn.
Phi đội bay MIG-31 thuộc Không lực Vũ trụ Nga vừa thực hiện việc phóng tên lửa siêu thanh có độ chính xác cao thuộc tổ  hợp “Kinzhal” - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2023
Cựu chuyên gia phân tích CIA: Mỹ sốc trước vũ khí siêu thanh của Nga

Công nghệ laze

“Vấn đề là hệ thống phòng thủ tên lửa siêu thanh có thể sẽ cần phải dựa trên công nghệ laser, vốn chưa phát triển nhanh như mong đợi trong những thập kỷ gần đây. Công nghệ laser là cần thiết do tốc độ và khả năng cơ động của tên lửa siêu thanh khi bay, khiến cho chúng ta không dự đoán được đường bay của chúng,” ông Ayres nói.

“Để chế tạo hệ thống chống siêu thanh, trước tiên Mỹ có thể sẽ phải phát triển chính những tên lửa loại này, ngay cả khi họ không quan tâm đến việc đạt được vũ khí tiềm năng tương tự như Nga và Trung Quốc hiện đang sở hữu”, giảng viên Sandro Teixeira Moita tại Học viện Bộ Tư lệnh Lục quân Brazil cho biết
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала