1.000 dự án 'làm nghèo đất nước' đang được xử lý ra sao?

© Ảnh : QTDự án cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt
Dự án cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.10.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Báo cáo về giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó có nội dung về xử lý dự án chậm tiến độ, lãng phí, Bộ trưởng Phớc đã thông tin về tình hình xử lý đối với gần 1.000 dự án "treo", không hiệu quả, lãng phí.
Theo báo cáo, việc phân loại để: Xây dựng kế hoạch, lộ trình, làm rõ trách nhiệm, xử lý sai phạm, tiêu cực, tồn tại, hạn chế, thất thoát, lãng phí đối với tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan 51 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí. Xử lý 13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ; Xử lý 19 dự án chậm triển khai, gặp khó khăn vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí; 880 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng.
Theo Tuổi Trẻ Online, kết quả với 51 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí, có 8 dự án đã khắc phục tồn tại và đưa vào hoạt động; 1 dự án đã thực hiện thu hồi, thanh lý tài sản.
Cùng với đó, 1 dự án được gia hạn tiến độ thực hiện; 4 dự án điều chỉnh chủ trương đầu tư; 2 dự án đơn vị thực hiện bàn giao cho đơn vị khác quản lý, sử dụng; các dự án còn lại đang rà soát, xử lý theo quy định. Như vậy, đã có 16/51 dự án đã được xử lý.
Petrovietnam tiếp nhận bàn giao hồ sơ Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III và Ô Môn IV  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2023
Dự án Nhà máy điện Ô Môn III và Ô Môn IV chính thức được bàn giao cho PVN
Đối với 13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ, kết quả rà soát, xử lý cho thấy 1 dự án đang triển khai thực hiện; các dự án còn lại đang rà soát, xử lý theo quy định.
Cụ thể, Cần Thơ 1 dự án là nhà máy nhiệt điện Ô Môn I: hoạt động từ năm 2015, hiện đang hoàn thiện dự án chuyển đổi vòi đốt cho tổ máy số 2, dự kiến sẽ đưa vào vận hành đồng bộ với dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2026.
Với nhà máy nhiệt điện Ô Môn II, ngày 22-2-2023 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và liên danh Marubeni và WTO đã ký kết các điều khoản chính của hợp đồng cung cấp khí.
Nhà đầu tư đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc đấu nối lưới điện, phạm vi chiếm đất và các hạng mục dùng chung của dự án, hợp đồng mua bán điện.
Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III đang hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để triển khai dự án.
Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV thì EVN đã hoàn thiện hồ sơ mời thầu EPC của dự án và sẵn sàng phát hành sau khi EVN - PVN thống nhất các điều khoản thỏa thuận về hợp đồng mua bán khí.
Hiện nay, đối với dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn III, IV, Thủ tướng Chính phủ thống nhất đồng ý chủ trương chuyển chủ đầu tư các dự án từ EVN sang PVN và đang triển khai các thủ tục thay đổi theo quy định pháp luật.
Đối với 19 dự án chậm triển khai, có khó khăn vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí, cơ quan chức năng đã chấm dứt 2 dự án tại Kiên Giang gồm: Dự án Bệnh viện Sinh thái 500 giường và Dự án Trung tâm hợp tác quốc tế về văn học, nghệ thuật của Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Với 880 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng, cơ quan chức năng đã chấm dứt hoạt động 22 dự án, quyết định thu hồi đất đối với 126 dự án, gia hạn tiến độ sử dụng đất 93 dự án; rà soát để thu hồi đất 25 dự án…
Ngoài ra, điều chỉnh 10 dự án; đưa vào hoạt động 41 dự án. Còn lại đang thực hiện rà soát, xử lý theo quy định. Như vậy đã có 314/880 dự án được xử lý.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang khẩn trương đàm phán và huy động các nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp nhằm tăng công suất cho hệ thống điện. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2023
Việt Nam duyệt chủ trương đầu tư dự án hứa hẹn có thể giảm tải điện cho miền Bắc
Đánh giá về tình trạng dự án chậm tiến độ, lãng phí, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, đây là vấn đề nhức nhối của xã hội, gây lãng phí tài sản quốc gia, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Theo ông Long, nhu cầu nguồn lực lớn nhưng khoản vốn đọng tại các dự án không thực hiện. Bộ Tài chính sau khi đưa ra danh sách cần xử lý triệt để, quy trách nhiệm người đứng đầu, để xảy ra hiện tượng như trên.
Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, để xảy ra chậm tiến độ, dự án không những không hiệu quả, thậm chí âm vốn mà còn trở thành gánh nặng.
“Việc xử lý trách nhiệm để dự án chậm tiến độ là bài học có tính răn đe người thực hiện sau không lặp lại tình trạng tương tự. Từ đó, thúc đẩy hiệu quả nguồn vốn đầu tư”, ông Đinh Trọng Thịnh đề xuất.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала