Thanh tra Chính phủ nêu loạt sai phạm với các dự án điện mặt trời

© Ảnh : Press service of the Trungnam GroupNhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam tại Việt Nam
Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra quản lý, đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Kết quả chỉ ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong phê duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời vào quy hoạch.
Cụ thể, cơ quan thanh tra kết luận Bộ Công Thương đã không thực hiện đúng quy định, lập quy hoạch phát triển điện mặt trời là không đúng với thời kỳ quy hoạch đến năm 2020, không có quy hoạch điện mặt trời cấp tỉnh đến năm 2020.
Trong khi đó, bộ đã phê duyệt bổ sung vào quy hoạch điện lực cấp tỉnh 114 dự án điện mặt trời với tổng công suất 4.166MW, trong khi chỉ có 14 dự án (870MW) được phê duyệt trong quy hoạch.
Theo kết luận thanh tra, có 92 dự án với tổng công suất 3.194MW được phê duyệt là không có căn cứ pháp lý về quy hoạch.
Ngoài ra, bộ đã tham mưu trình Thủ tướng phê duyệt bổ sung riêng lẻ 54 dự án tổng công suất 10.521MW vào quy hoạch điện 7 điều chỉnh, trong khi không có quy hoạch, nên không có căn cứ pháp lý.
Thêm nữa, kết luận chỉ ra Bộ Công Thương đã phê duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời không quá 50MW vào quy hoạch điện lực cấp tỉnh, trên cơ sở đề nghị của các địa phương, chủ đầu tư, mà không lập quy hoạch điều chỉnh, dẫn tới việc bổ sung dự án không có căn cứ pháp lý, không có tính tổng thể, cơ sở quản lý.
Do đó, Thanh tra Chính phủ cho rằng việc phê duyệt 168 dự án với tổng công suất 14.707 MW/850MW (tức cao gấp 17,3 lần so với tổng công suất) là không có căn cứ về quy hoạch.
Thêm nữa, nguồn mặt trời mái nhà được đầu tư nhanh với công suất lớn là 7.864MW, nâng tổng công suất nguồn mặt trời lên 16.506MW, cao gấp gần 20 lần so với phê duyệt.
Trụ sở Bộ Công Thương Việt Nam tại 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2023
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải bị bắt, Bộ Công Thương phải chia lại nhiệm vụ
Thực tế này dẫn tới mất cân đối nguồn và lưới, cơ cấu nguồn điện, vùng miền, gây khó khăn cho vận hành hệ thống.
"Cơ cấu nguồn điện, vùng miền và hệ thống lưới điện mất cân bằng, gây quá tải cục bộ dẫn tới phải cắt giảm công suất, không đảm bảo tính kinh tế - kỹ thuật của hệ thống điện và phá vỡ Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Việc này gây lãng phí nguồn lực xã hội, ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư ngành điện", theo Thanh tra Chính phủ.
Khi tham mưu Quyết định 13/2020 (quyết định gia hạn chính sách ưu đãi giá FIT cho điện mặt trời), Bộ này cũng đề xuất mở rộng dự án được hưởng giá ưu đãi, tức chỉ cần dự án đã được duyệt chủ trương đầu tư, không cần ký hợp đồng mua bán điện, đang thi công là được mua với giá 7,09 cent một kWh trong 20 năm.
Cơ quan thanh tra cho rằng, Bộ Công Thương tham mưu thời hạn áp dụng giá FIT với các dự án điện mặt trời nối lưới, mái nhà 20 năm là quá dài, chưa hợp lý so với thời gian thu hồi vốn đầu tư, chưa phù hợp với lộ trình phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Giá mua bán điện được neo theo đồng USD tương ứng với từng thời điểm vận hành thương mại phát sinh nhiều mức giá do tỷ giá thay đổi, gây khó khăn trong thực hiện.
Cũng theo Thanh tra Chính phủ, một số khuyến nghị về "không nên đầu tư điện mặt trời bằng mọi giá, cần đồng bộ với đầu tư lưới truyền tải, phân phối và khả năng chi trả của người tiêu dùng cuối cùng" được EVN đưa ra, nhưng không được Bộ Công Thương tiếp thu đầy đủ.
Bộ này cũng chưa ban hành quy định đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án nguồn điện, cơ chế xử lý các dự án lưới điện truyền tải chậm tiến độ, cũng như chậm đưa ra cơ chế mua bán điện trực tiếp từ các dự án điện mặt trời, điện gió sau khi chính sách cũ hết hiệu lực.
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2023
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải bị bắt vì nhận hối lộ
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra xử lý. 123 trong 154 dự án Bộ Công Thương duyệt bổ sung, tham mưu Thủ tướng phê duyệt vận hành 2016-2020 là nguyên nhân chính dẫn tới mất cân đối nguồn - lưới điện, cơ cấu nguồn điện, vùng miền, gây khó khăn cho quản lý vận hành hệ thống điện và lãng phí nguồn lực xã hội.
Điều này thể hiện sự buông lỏng quản lý, có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo Thanh tra Chính phủ.
Cơ quan thanh tra cũng chuyển tài liệu đến Bộ Công an xem xét với Bộ Công Thương trong ban hành hướng dẫn cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà có những sơ hở, khuyết điểm, vi phạm, nhưng vẫn được hưởng cơ chế ưu đãi.
Ngoài ra, việc thực hiện đầu tư xây dựng, các dự án trên đất đã được quy hoạch, chồng lấn quy hoạch với các tỉnh.
Theo đó, Thanh tra Chính phủ cho biết đã có văn bản chuyển các vụ việc nêu trên tới Cơ quan an ninh điều tra để xem xét, xử lý theo đúng quy định.
Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm với Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, xử lý về kinh tế với các dự án không đúng quy định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала