Giã từ pháo Uragan. Nga chuẩn bị tái trang bị cho lực lượng pháo binh

© Sputnik / Pavel Lisitsin / Chuyển đến kho ảnh"Uragan"
Uragan - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2024
Đăng ký
Trên một số trang web của Nga đã xuất hiện thông tin về việc quân đội Nga được cho là có ý định loại bỏ dần pháo phản lực phóng loạt Uragan 220 mm khỏi biên chế vì đã lỗi thời và không đáp ứng được với những thách thức của chiến tranh hiện đại. Sputnik cố gắng làm sáng tỏ tình hình với sự giúp đỡ của một chuyên gia quân sự.
Hệ thống hỏa lực phóng loạt 9K57 Uragan (còn được biết đến với tên gọi khác là BM-27) được phát triển ở Liên Xô vào cuối thập niên 1960 - đầu thập niên 1970.
Hệ thống Uragan được thiết kế nhằm hủy diệt nhân lực, thiết bị và mục tiêu quân sự của đối phương cũng như thực hiện nhiệm vụ rải mìn ở khoảng cách từ 5 đến 35,8 km. Các bệ phóng Uragan có thể khai hỏa cả từ vị trí được chuẩn bị từ trước cũng như từ mặt đất. Sau mỗi đợt bắn, kíp lái chỉ mất 1,5 phút để đưa xe phóng tới địa điểm khác.
Một hệ thống Uragan mang theo 16 ống phóng sử dụng đạn rocket 220mm. Uragan chỉ mất vài phút để vào vị trí khai hỏa, nó có thể bắn chậm từng phát một trong 9 giây hoặc phóng toàn bộ 16 đạn rocket theo loạt chỉ trong 20 giây. Hệ thống này có phạm vi sát thương 42 ha sau mỗi đợt bắn. Việc nạp đạn được cơ giới hóa và kéo dài khoảng 15 phút.
Tiêm kích đa năng Su-35 của Nga ở tỉnh Kharkov. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2023
“Khả năng chiến đấu cao nhất”: Mỹ cảnh báo về tiêm kích Nga
Uragan MLRS là pháo phản lực đầu tiên ở Liên Xô và là một trong những pháo phản lực đầu tiên trên thế giới bắt đầu sử dụng đạn chùm: tên lửa có đầu đạn chùm 9M27K (với 30 quả lựu đạn phân mảnh có sức nổ cao), 9M27K2 (rải mìn chống tăng) và 9M27K3 (rải mìn chống người với 312 quả mìn Lepestok). Ngoài ra, hệ thống Uragan còn sử dụng tên lửa phân mảnh có sức nổ cao thông thường (mỗi tên lửa mang 99 kg chất nổ), cũng như tên lửa gây cháy và nhiệt áp. Đạn nổ mạnh của Uragan để lại miệng hố có kích thước 8 x 5 m.
Quân đội Liên Xô đã sử dụng Uragan MLRS ở Afghanistan và quân đội Nga - trong các chiến dịch ở Bắc Kavkaz và trong chiến dịch buộc Gruzia phải đi tới hòa bình ở khu vực xung đột vào tháng 8 năm 2008. Đầu thập niên 1980, Syria đã sử dụng Uragan để chống lại Israel. Việc sử dụng hệ thống này cũng được ghi nhận trong cuộc nội chiến ở Syria. Ngày nay, ngoài Lực lượng vũ trang Nga, hệ thống Uragan đang phục vụ tại Belarus và một số quốc gia hậu Xô Viết khác, cũng như tại Eritrea, Yemen, Guinea, Syria, và có thể cả Iraq và Afghanistan.
Trong giai đoạn đầu tiên của chiến dịch quân sự đặc biệt, Uragan MLRS đã được cả hai bên đối lập sử dụng. Đúng, Ukraina vẫn còn khá nhiều hệ thống và đạn pháo Uragan từ thời Liên Xô. Kiev thậm chí còn cố gắng hiện đại hóa các hệ thống này, lắp đặt phần pháo của MLRS Uragan, đặt trên khung gầm KrAZ của Ukraina hoặc TATRA của Séc và tăng tầm bắn.
Sân bay cho trực thăng Ka-52 trong khu vực hoạt động đặc biệt - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.12.2023
Chuyên gia quân sự liệt kê ưu điểm của trực thăng Ka-52M Nga
Lực lượng vũ trang Ukraina đã sử dụng đạn chùm có sức nổ cao, đạn nhiệt áp và đạn 220mm bị cấm được trang bị băng cassette với mìn sát thương Lepestok chống dân thường ở Donbass. Tất cả các trường hợp này đều là tội ác chiến tranh. Khi chế độ Kiev gần như cạn kiệt đạn pháo của Liên Xô, sự trợ giúp đã đến từ nước ngoài (dưới hình thức HIMARS MLRS). Nhân tiện, trái ngược với những tuyên bố của các nhà phân tích quân sự phương Tây, quân đội Nga không sử dụng đạn chùm 220mm được trang bị băng cassette với mìn Lepestok. Bom chùm bị cấm vì đây là loại vũ khí "vô nhân đạo" và Matxcơva tuân thủ lệnh cấm này.
Vào tháng 12, trên một số trang web của Nga đã xuất hiện thông tin (chưa được ai xác nhận chính thức) rằng, Bộ Quốc phòng Nga có ý định loại bỏ Uragan khỏi biên chế vì hệ thống này đã lỗi thời, tầm bắn không đủ và đạn pháo của nó không phù hợp cho chiến thuật phản pháo.
Sputnik yêu cầu chuyên gia quân sự Alexei Leonkov bình luận về những thông tin này.

“Quân đội Nga được trang bị 3 hệ thống tên lửa phóng loạt. Tất cả các khẩu phảo phản lực Grad 122mm còn lại đang dần được chuyển đổi thành Tornado-G có khả năng tấn công dồn dập với độ chính xác cao hơn: không chỉ có sức sát thương bao trùm diện tích lớn mà còn cả các phát bắn đơn chính xác, - chuyên gia Alexey Leonkov cho biết. - Hệ thống thứ ba - pháo phản lực bắn loạt Smerch 300mm - đang được chuyển đổi thành phiên bản hiện đại hóa sâu sắc - Tornado-S, mà các đặc tính kỹ thuật của hệ thống này vượt trội so với tên lửa HIMARS của Mỹ. Nói về hệ thống Uragan, một số công việc nhất định đã được thực hiện nhằm mục đích tạo ra một loại MLRS có khả năng dùng 2 loại đạn rocket cỡ 220mm và 300mm. Hơn nữa, thiết kế của nó cho phép nạp đạn "cassette": tức là thay thế các khối container chứa đạn. Tuy nhiên, dự án này đã bị đình chỉ sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, bởi vì tất cả các nguồn lực và kinh phí đều được hướng đến những thiết bị tham gia chiến đấu trên chiến trường. Đây chính là nguyên nhân làm nảy sinh tin đồn và suy đoán rằng hệ thống Uragan không còn cần thiết với quân đội Nga nữa”, - chuyên gia quân sự Alexei Leonkov giải thích.

tàu vũ trụ Buran - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.11.2023
Hệ thống Energia-Buran của Liên Xô - một chương trình nhằm đáp trả chương trình tàu con thoi của Mỹ
Bình luận về những tuyên bố cho rằng MLRS là một loại vũ khí hoàn toàn không cần thiết và có thể được thay thế bằng tên lửa tác chiến-chiến thuật có độ chính xác cao, chuyên gia Leonkov nói rằng, đây là quan điểm sai lầm dựa trên phân tích làm hời hợt hoặc thậm chí không có sự phân tích nào cả.

“Các tổ hợp pháo phản lực bắn loạt vẫn đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc xung đột quân sự, - ông Alexey Leonkov nhấn mạnh. - Chúng tấn công mục tiêu phủ kín diện tích lớn, tiêu diệt quân địch và xe bọc thép. Hơn nữa, chúng có thể được chuyển đổi thành vũ khí có độ chính xác cao, đặc biệt là cho chiến tranh phản pháo. Ngoài ra, MLRS còn có khả năng hỗ trợ hỏa lực ở độ sâu lên tới 200 km. Một số biến thể mới có tầm bắn lên tới 40 km. Các loại pháo phản lực như Tornado-G và Tornado-S có tầm bắn lớn hơn. Các hệ thống này có tiềm năng to lớn. Hơn nữa, các nhà thiết kế Nga khẳng định rằng, họ có sẵn các công nghệ để tạo ra MLRS với tầm bắn lên tới 300km. Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại, hiện tại chúng tôi dồn mọi nỗ lực cho các hệ thống pháo phản lực cỡ nòng 122 mm và 300 mm đang được quân đội Nga sử dụng trong vùng chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала