Bị Trung Quốc cấm cửa, sỏ điệp Nhật Bản tìm giải pháp ở Việt Nam

© Fotolia / TazzjangМорские гребешки гриль
Морские гребешки гриль - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Từ ngày 8/1, các doanh nghiệp thủy sản Nhật Bản bắt đầu thí điểm chế biến sò điệp đánh bắt từ Hokkaido tại Việt Nam.
Động thái này đến sau khi Trung Quốc tuyên bố cấm nhập khẩu hải sản từ Nhật, làm cho ngành công nghiệp này phải tìm kiếm giải pháp thay thế.
Theo đó, các công ty Nhật Bản, bao gồm bên bán lẻ hải sản trực tuyến Foodison, phối hợp cùng các đối tác như nhà bán sỉ Ebisu Shokai, cùng các bên mua bán hải sản khác như Ocean Road và Nosui thử nghiệm cho chuyến hàng khoảng 20 tấn sò điệp nguyên vỏ đến Việt Nam.
Dưới thỏa thuận này, sò điệp từ Ebisu sẽ được Ocean Road mua lại và xuất khẩu đến Việt Nam. Tại Việt Nam, số sò điệp này sẽ được chế biến, xuất ngược lại về Nhật Bản và sẽ được các công ty Foodison, Ebisu và Nosui bán cho các nhà hàng và các bên bán lẻ.
Bể chứa nước nhiễm xạ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2023
Chuyên gia nêu hậu quả vụ xả nước phóng xạ từ Fukushima ra đại dương
Theo Quản lý Kenichiro Hoshino của Foodison, việc chế biến sò điệp tại Việt Nam giảm chi phí nhân công xuống chỉ còn 20-30% so với chế biến tại Nhật Bản. Giá của sò điệp dùng cho sushi và ăn sống được kỳ vọng sẽ thấp hơn khi chế biến tại Việt Nam, ngay cả khi tính cả chi phí vận chuyển.
"Nếu giá sản phẩm giảm, chúng có thể được các chuỗi sushi băng chuyền và các nhà điều hành cửa hàng tiện lợi lớn sử dụng", theo một đại diện bộ phận hải sản đông lạnh thuộc Nosui, công ty chuyên bán hải sản đã chế biến cho mục đích thương mại.
Các cơ sở ở Việt Nam có chứng nhận HACCP, tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, và sò điệp chế biến tại đây có thể xuất sang các thị trường khác ngoài Nhật. Do đó, các công ty sẽ cân nhắc bán sang châu Âu và Mỹ.
Quần đảo Senkaku (quần đảo Điếu Ngư) ở biển Hoa Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2023
Trung Quốc cảnh báo Nhật Bản về việc tàu bè qua lại trái phép trong vùng biển quần đảo Điếu Ngư
Cơ quan Thủy sản Nhật Bản cho biết Nhật đã cung cấp gần 500.000 tấn sò điệp nguyên vỏ trong năm 2022. Khoảng 140.000 tấn được xuất khẩu đến Trung Quốc, trong đó có 100.000 tấn được gửi nguyên vỏ cho việc chế biến.
Tuy nhiên, kể từ tháng 8/2023, Bắc Kinh bắt đầu lệnh cấm nhập khẩu hải sản nhằm phản ứng việc Nhật Bản xả thải nước nhiễm phóng xạ ra biển từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, thì số lượng sò điệp tồn kho chưa qua chế biến của Nhật ngày càng gia tăng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала