Học giả Thổ Nhĩ Kỳ phân tích mối quan hệ tam giác Hà Nội - Bắc Kinh - Washington

© Ảnh : Lê Trí Dũng - TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ nhân sỹ hữu nghị và thế hệ trẻ Việt - Trung
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ nhân sỹ hữu nghị và thế hệ trẻ Việt - Trung - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2024
Đăng ký
Trung tâm nghiên cứu ANKASAM của Thổ Nhĩ Kỳ xuất bản một số bài viết thú vị phân tích chính sách đối ngoại hiện đại của Việt Nam, theo nhà phân tích Pyotr Tsvetov của Sputnik viết.
Trong những ngày Tết này, Trung tâm Nghiên cứu tình hình khủng hoảngvà chính sách Ankara (viết tắt là ANKASAM) đăng bài viết của tác giả Zeki Talustan GÜLTEN với chủ đề “Mở rộng hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam”.
Phân tích nội dung trao đổi điện chúc mừng nhân dịp Tết Nguyên Đán giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tác giả đi đến kết luận, năm ngoái đã có những thay đổi quan trọng trong quan hệ Việt – Trung, lãnh đạo hai nước đều nhất trí xây dựng “cộng đồng chung vận mệnh” giữa nhân dân hai nước. Tác giả giải thích hành động này của lãnh đạo Trung Quốc với mong muốn đối phó lại chiến lược ngăn chặn mà Washington đang theo đuổi chống lại Trung Quốc. Bắc Kinh muốn mở rộng số lượng “đồng minh và đối tác” trong khu vực. Từ tất cả những điều này, GÜLTEN kết luận “mặc dù Việt Nam có mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, nhưng sự hợp tác của Việt Nam với một cường quốc như Trung Quốc, cả trong khu vực và toàn cầu, sẽ rất quan trọng”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2024
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đất nước vừa đi qua năm Quý Mão 2023 với rất nhiều sự kiện quan trọng
Trước đó ít lâu, một cộng tác viên khác của ANKASAM tên là Elcan TOKMAK đã xuất bản bài báo “Ngoại giao cây tre và chính sách đối ngoại của Việt Nam”. Trong đó, ông giải thích lý do ra đời của thuật ngữ “ngoại giao cây tre”, ý nghĩa và tác động của nó đối với những vấn đề thực tiễn trong ngoại giao Việt Nam. Tất nhiên, tác giả không thể bỏ qua vai trò của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong việc hình thành nguyên tắc “ngoại giao cây tre”.
Học giả từ Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như đồng nghiệp của mình, không thể không chú ý đến tình hình mối quan hệ tam giác Hà Nội - Bắc Kinh - Washington. Ông lưu ý đến việc Việt Nam có quan hệ tốt với cả Mỹ và Trung Quốc. TOKMAK viết: “Hơn nữa, Việt Nam rất coi trọng quan hệ thương mại với cả hai cường quốc". Tác giả giải thích đây chính là “ngoại giao cây tre”: “Chính sách đối ngoại của Việt Nam là chính sách đối ngoại cân bằng được hình thành theo nguyên tắc “ngoại giao cây tre”. Theo nguyên tắc này, Việt Nam có cách tiếp cận linh hoạt, không bị giới hạn bởi lợi ích quốc gia và không đứng về bên nào trong trường hợp có xung đột giữa các bên. Trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung, đất nước đi theo con đường này và tìm cách giải quyết vấn đề của mình với các bên thông qua biện pháp hòa bình, phát triển quan hệ với cả hai nước”.

Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm đến Việt Nam?

Trung tâm Nghiên cứu tình hình khủng hoảngvà chính sách Ankara (ANKASAM) là một cơ quan phân tích phi chính phủ thành lập vào năm 2017. Trong số những người sáng lập có các nhà khoa học xã hội hàng đầu và đại diện giới truyền thông của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Trực thuộc trung tâm có Viện Châu Á-Thái Bình Dương hoạt động độc lập. Các thành viên của Viện thường xuyên xuất bản các bài báo phân tích, bình luận về tình hình hiện tại ở các nước trong khu vực. Tất nhiên, hầu hết các bài viết đều liên quan đến Trung Quốc, nhưng cũng có nhiều bài viết về Triều Tiên, Nhật Bản và Ấn Độ hay Việt Nam. Chẳng hạn, năm ngoái Viện công bố bài viết về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mông Cổ và tân Thủ tướng Campuchia.
Tàu chở hàng Thổ Nhĩ Kỳ với hạt Polarnet của Ukraina ở cảng Odessa - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.01.2024
Nguồn tin cho biết quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ về thỏa thuận ngũ cốc
Người ta có thể thắc mắc tại sao Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia nằm quá xa Đông Á về mặt địa lý, lại quan tâm đến Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản... Câu trả lời nằm ở chính sách đối ngoại hiện đại của Ankara. Kể từ thời điểm ông Erdogan trở thành tổng thống, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu thực thi tuyên bố trở thành một thế lực nổi bật không chỉ ở khu vực Trung Đông mà rộng hơn là ở cấp độ toàn cầu. Ví dụ, Erdogan tích cực bình luận về tình hình với người Hồi giáo ở Trung Quốc và Myanmar. Chính phủ của ông tham gia vào dự án «Một vành đai, Một con đường». Ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ được coi là một phần của “thế giới Thổ Nhĩ Kỳ”.
Đồng thời, Ankara cũng đang tìm kiếm sự cân bằng tốt nhất trong quan hệ với Washington và Bắc Kinh nên họ rất quan tâm xem Việt Nam làm điều đó như thế nào.
Cho đến nay, những phân tích của chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ không thể gọi là sâu sắc. Gọi mối quan hệ Việt Nam với Mỹ là đồng minh là không đúng, nhưng theo thời gian, có lẽ điều này sẽ được đính chính. Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hoàn toàn không phải là một liên minh.
Còn mong muốn học hỏi từ người khác thực ra là điều đáng được khen ngợi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала