Người đứng đầu IAEA: lệnh trừng phạt Rosatom sẽ khiến ngành hạt nhân nhiều nước đi vào ngõ cụt

© Sputnik / Alexey VitvitskyTổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2024
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Lệnh trừng phạt chống lại Rosatom sẽ khiến ngành công nghiệp hạt nhân ở nhiều quốc gia đi vào ngõ cụt, Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters.
"Nhiều công ty ở phương Tây phụ thuộc vào nguồn cung cấp uranium hoặc nhiên liệu đã được làm giàu từ Nga <...>. Ý kiến đồng thuận cho rằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Rosatom sẽ là không thực tế và không hợp lý. Việc này sẽ khiến ngành công nghiệp hạt nhân ở nhiều quốc gia rơi vào ngõ cụt", - người đối thoại của hãng tin lưu ý.
Theo ông Grossi, việc giảm sự phụ thuộc vào ngành công nghiệp hạt nhân của Nga sẽ khiến châu Âu tốn hàng tỷ USD.
Người đứng đầu IAEA cho biết, Nga không hề giảm bớt mà còn tăng cường sự hiện diện của mình trên thị trường làm giàu uranium toàn cầu.
Rosatom - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2023
Tập đoàn Nga Rosatom đứng thứ hai thế giới về trữ lượng uranium
“Thành thật mà nói, tôi thấy khả năng làm giàu uranium của Nga trên thế giới ngày càng gia tăng chứ không giảm đi”, - ông nói với Reuters.
Trong gần hai năm qua, EU kêu gọi áp đặt trừng phạt đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga. Tuy nhiên, việc đưa ra những biện pháp trừng phạt như vậy không được một số nước châu Âu sử dụng năng lượng hạt nhân ủng hộ.
Truyền thông đưa tin Mỹ kỳ vọng lệnh cấm nhập khẩu uranium đã làm giàu từ Liên bang Nga sẽ có hiệu lực trong năm nay. Vào tháng 12/2023 Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật đưa ra lệnh cấm nhập khẩu uranium độ giàu thấp có nguồn gốc từ Nga, lệnh này sẽ có hiệu lực cho đến năm 2040. Dự luật đề xuất hạn chế nhập khẩu uranium có độ giàu thấp được sản xuất tại Liên bang Nga hoặc bởi các doanh nghiệp đăng ký tại Nga. Đồng thời, sáng kiến này cho phép Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ tham vấn với Bộ trưởng Ngoại giao và người đứng đầu Bộ Thương mại để có thể dỡ bỏ lệnh cấm này nếu các nguồn cung cấp uranium khác không có sẵn hoặc nếu việc nhập khẩu nhiên liệu của Nga phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ.
Thùng chứa uranium hexaflorua đã cạn kiệt - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2023
Uranium của Nga khiến Mỹ hoảng sợ
Đồng thời theo cơ quan thống kê của Mỹ vào đầu tháng 2, Mỹ đã mua lượng uranium trị giá 1,2 tỷ USD từ Nga vào cuối năm 2023, đây là con số lớn nhất trong cả giai đoạn thống kê. Trong bối cảnh đó, vào tháng 12 năm ngoái, người Mỹ đã tăng mạnh việc mua uranium – ngay lập tức tăng gấp đôi, lên mức tối đa kể từ tháng 3 năm ngoái là 193,2 triệu USD. Mức tối đa trước đó được ghi nhận vào năm 2010 là 1,05 tỷ USD.
Rosatom trước đây nhấn mạnh rằng họ luôn hoàn thành cam kết theo hợp đồng để xuất khẩu uranium một cách đầy đủ, đúng hạn và sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai. Như tập đoàn nhà nước của Nga chỉ rõ, năng lượng hạt nhân phải được bảo vệ tránh khỏi ảnh hưởng của những bất ổn địa chính trị và rào cản hạn chế của chủ nghĩa bảo hộ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала