Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng họp phiên đầu tiên

© Ảnh : Lê Trí Dũng - TTXVNTổng Bí thư chủ trì phiên họp đầu tiên Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng
Tổng Bí thư chủ trì phiên họp đầu tiên Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng   - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 23/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng đã tiến hành phiên họp đầu tiên. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban chủ trì Phiên họp.
Cùng dự có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư – Trưởng Ban tổ chức Trung ương Trương Thị Mai, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương, thành phố Hà Nội và các đồng chí Thường trực Tiểu ban, thường trực Tổ biên tập.
Theo kế hoạch, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng dự kiến được tổ chức vào tháng 1/2026. Để chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã quyết định thành lập 5 Tiểu ban, trong đó có Tiểu ban Văn kiện do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Tiểu ban.
Tiểu ban Văn kiện có nhiệm vụ chuẩn bị Báo cáo Chính trị và Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới trình Đại hội XIV của Đảng. Để giúp việc Tiểu ban Văn kiện, Ban Bí thư đã quyết định thành lập Tổ Biên tập Văn kiện.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2024
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đất nước vừa đi qua năm Quý Mão 2023 với rất nhiều sự kiện quan trọng
Phát biểu chỉ đạo, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ Đại hội XIV sẽ tiến hành vào thời điểm rất có ý nghĩa khi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang chung sức đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua các khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ được xác định trong nghị quyết Đại hội XIII.
Đại hội XIV có nhiệm vụ đi sâu kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Đại hội XIII, tổng kết 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó rút ra những bài học quan trọng; xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong 5 năm tới (2026 - 2030), tiếp tục thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030).
Đại hội sẽ kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; kiểm điểm việc thi hành Điều lệ Đảng khóa XIII và tiến hành sửa đổi Điều lệ Đảng bầu Ban Chấp hành Trung ương...
“Việc chuẩn bị các văn kiện cho Đại hội XIV, đặc biệt là Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm, có vai trò định hướng cho các văn kiện khác của Đại hội phải được tiến hành một cách khoa học, nghiêm túc, có đổi mới trong cách làm, phải bảo đảm thật sự có chất lượng, phản ánh đầy đủ thực tiễn mới của đất nước. Đây là công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng, bảo đảm sự thành công của Đại hội”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Để bảo đảm chất lượng công việc, Tổng Bí thư đề nghị các thành viên Tiểu ban, Thường trực Tiểu ban, đặc biệt là các thành viên trong Tổ Biên tập, Thường trực Tổ Biên tập cần quán triệt sâu sắc và thống nhất cao một số vấn đề về phương châm, phương pháp tư tưởng, hệ quan điểm chỉ đạo và cách làm để đạt hiệu quả cao nhất.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Chương trình công tác năm 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2024
Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực Luật Đất đai
Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng các văn kiện Đại hội XIV của Đảng, phải gắn kết nhuần nhuyễn việc nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn phát triển trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; với xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, hình thành đồng bộ thể chế phát triển nhanh và bền vững đất nước dựa trên những trụ cột là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
“Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần này phải là một công trình khoa học kết tinh trình độ lý luận, tầm cao trí tuệ của toàn Đảng, niềm tin, khát vọng của cả dân tộc, phản ánh những quy luật khách quan của thực tiễn, xu thế vận động mới của thực tiễn. Coi trọng tổng kết thực tiễn và nắm chắc lý luận khoa học; kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với định hướng chính sách để phát hiện, tìm tòi những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp đang xuất hiện có sức sống từ trong thực tiễn, từ những nhân tố mới của thực tiễn, những mâu thuẫn chín muồi trong thực tiễn. Chú ý làm rõ những chủ trương, chính sách nào đã được thực tế khẳng định là đúng đắn, phù hợp và cái gì cần tiếp tục đổi mới, bổ sung, phát triển”, Tổng Bí thư chỉ rõ.
Về cách làm, Tổng bí thư nhấn mạnh văn kiện Đại hội, trong đó có Báo cáo chính trị của Đại hội XIV là sản phẩm của trí tuệ tập thể, là một công trình tập thể của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nên phải phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2024
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dự phiên khai mạc kỳ họp bất thường của Quốc hội
Theo đó phải có sự tham gia đóng góp của các cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; tranh thủ sự tham gia đóng góp của các nguyên lãnh đạo, giới trí thức, các nhà nghiên cứu, quản lý...
Đặc biệt, phải chú trọng khai thác kết quả nghiên cứu khoa học ở trong nước và quốc tế, chắt lọc kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học lý luận chính trị đặc biệt cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2025...
Trong quá trình thảo luận, bàn bạc, cần cầu thị, lắng nghe, tôn trọng ý kiến lẫn nhau, cùng tìm ra chân lý, tạo sự thống nhất cao, nhất là những vấn đề mới, vấn đề khó để Báo cáo chính trị phải là báo cáo trung tâm, phải đạt ở tầm quan điểm, đường lối, chủ trương lớn...
Tổng Bí thư chỉ rõ, sắp tới, công việc của Tiểu ban, Thường trực Tiểu ban rất nhiều, rất khó, đòi hỏi phải có sự cố gắng rất lớn, sự tập trung, nỗ lực rất cao để hoàn thành công việc với chất lượng cao, đúng tiến độ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала