Nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam tự nguyện sáp nhập các huyện xã theo diện khuyến khích

© Fotolia / Michalis PalisThành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo Bộ Nội vụ, tính đến ngày 31/12/2023, 56/56 tỉnh, thành phố có đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (huyện, xã) thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 đã gửi phương án tổng thể đến bộ.
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các bộ, cơ quan trung ương liên quan, Bộ Nội vụ đã ban hành 56 văn bản tham gia ý kiến đối với phương án tổng thể của các địa phương.
Hiện các địa phương đang khẩn trương xây dựng, hoàn thiện đề án sắp xếp để tổ chức lấy ý kiến cử tri, thông qua HĐND các cấp theo quy định để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Từ phương án tổng thể của 56 tỉnh, thành cho thấy, đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện sắp xếp có 50 đơn vị. Cụ thể, có 11 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, 16 đơn vị khuyến khích và 23 đơn vị liền kề. Dự kiến sau sắp xếp giảm 14 đơn vị.
Số đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp là 1.243 đơn vị, gồm: 738 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, 109 đơn vị khuyến khích và 396 đơn vị liền kề. Sau sắp xếp dự kiến giảm 619 đơn vị.
Đánh giá chung, theo Bộ Nội vụ, các địa phương đã chủ động, tích cực quán triệt và triển khai nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.
Chồng tài liệu trên bàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2023
Bộ Nội vụ mạnh tay cắt giảm nhân sự
Công tác xây dựng phương án tổng thể được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, quyết liệt theo quy định của Đảng và pháp luật, phù hợp với thực tiễn ở địa phương.
Dự kiến ban đầu, giai đoạn 2023 - 2025, thực hiện sắp xếp với 30 huyện và 1.243 xã. Nhưng theo Bộ Nội vụ, số lượng đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp trên tổng số đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp đạt tỉ lệ 166,66% đối với cấp huyện (50/30) và 99,20% đối với cấp xã (1.243/1.253).
Trong đó một số địa phương ngoài việc sắp xếp các đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp còn đề xuất sắp xếp số lượng lớn các đơn vị hành chính thuộc diện khuyến khích, liền kề.
Như Hà Nội thực hiện sắp xếp 152 cấp xã, trong đó có 98 đơn vị thuộc diện sắp xếp, 6 đơn vị khuyến khích và 48 đơn vị liền kề.
Thành phố Hà Nội vừa qua cũng đã đưa ra phương án chi tiết sáp nhập 25 phường tại 5 quận. Theo đó, quận Đống Đa sẽ giảm hai phường, trong đó sáp nhập phường Khâm Thiên và Trung Phụng; phường Ngã Tư Sở nhập vào Khương Thượng và Thịnh Quang; Trung Tự vào Phương Liên và Kim Liên.
Quận Hà Đông giảm hai phường khi nhập Yết Kiêu, Nguyễn Trãi và Quang Trung thành một phường mới. Quận Hai Bà Trưng giảm 3 phường sau khi nhập Đồng Nhân và Đống Mác, Quỳnh Lôi với Bạch Mai, Cầu Dền vào Bách Khoa và Thanh Nhàn.
Quận Long Biên giảm một phường khi nhập Sài Đồng vào Phúc Đồng và Phúc Lợi. Quận Thanh Xuân giảm hai phường do sáp nhập Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam, Hạ Đình vào Kim Giang.
Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2023
Hà Nội nêu 8 lý do không nên sáp nhập quận Hoàn Kiếm
Thành phố cho hay, phần lớn các phường sau khi sáp nhập vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định, nhưng do các yếu tố đặc thù nên không thể nhập thêm đơn vị hành chính khác liền kề.
Tại các huyện, Ứng Hòa có số xã giảm lớn nhất khi nhập 14 xã thành 5 xã (giảm 9); Thường Tín, Đan Phượng và Quốc Oai cùng giảm 4 xã. Thị xã Sơn Tây giảm 2 phường: nhập phường Lê Lợi, phường Ngô Quyền và phường Quang Trung thành một phường mới.
Sau khi thực hiện việc sắp xếp, thành phố có 30 đơn vị hành chính cấp huyện (17 huyện, 12 quận, một thị xã) và dự kiến có 509 đơn vị hành chính cấp xã (321 xã, 168 phường, 20 thị trấn), số phường xã thị trấn hiện nay là 579.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала