Capital Place của bà Trương Mỹ Lan có đáng giá 1 tỷ USD?

© TTXVN - Phan Thanh VũBị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa ngày 12/3
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa ngày 12/3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Hôm nay (15/3), phiên tòa sơ thẩm của TAND TPHCM, xét xử vụ sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát , Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan, HĐXX xét hỏi bà Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) về hướng giải quyết tài sản để khắc phục hậu quả trong vụ án.
Tại phiên toà, Chủ tọa cho biết, thông tin về tòa nhà này đang thế chấp cho 4 công ty nước ngoài cho khoản vay 230 triệu USD. Theo thông tin con gái bà Lan là Chu Duyệt Phấn gửi tới tòa, Capital Place 29 Liễu Giai dự kiến được trả khoảng 360 triệu USD, chứ không phải 1 tỷ USD như bị cáo nói.
"Ngày xưa bạn tôi mua giá 700 triệu USD, thêm chi phí làm thủ tục hồ sơ hoàn thiện nữa", bị cáo Lan giải thích lý do bà nói tòa nhà đó trị giá 1 tỷ USD.
Xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.03.2024
Vụ Vạn Thịnh Phát: 10 bị cáo nộp thêm 6,2 tỷ đồng khắc phục hậu quả
"Bán bên nước ngoài mới nhiều tiền, nhưng người ta yêu cầu phải xác minh không liên quan dự án", bị cáo nói thêm.
Chủ tọa hỏi ý kiến bị cáo Lan về tòa nhà này, bà Lan nói nếu bán được thì đề nghị HĐXX thu hồi để khắc phục hậu quả vụ án.
Một bất động sản khác là khách sạn Daewoo tại Hà Nội. Bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết khách sạn này của Công ty cổ phần Bông Sen, là công ty của gia đình bà. Cổ phần công ty chiếm 70%. Con gái đề nghị bà Lan bán khách sạn đó nhưng bà nói đang vướng cổ phiếu.
"Trước đây Bông Sen cho mượn khách sạn để đi phát hành trái phiếu mượn dự án. Vướng cổ phiếu thì khó mà thu hồi", bà Lan nói. Song, bị cáo Trương Mỹ Lan vẫn đề nghị HĐXX nếu thu hồi được thì đưa vào giải quyết hậu quả vụ án.
Về căn biệt thự cổ ở địa chỉ số 110-112 Võ Văn Tần (quận 3, TPHCM) diện tích gần 3.000m2, bà Lan cho biết lúc mua giá 700 tỷ đồng. Đây là biệt thự bảo tồn nên đề nghị HĐXX không kê biên.
"Xin đừng kê biên nhà đó vì không mua bán được mà phải bảo tồn. Đó là di tích của Việt Nam", bị cáo Lan đề nghị cơ quan tố tụng giao lại cho gia đình.
Đối với cổ phần tại Công ty bảo hiểm SUV, Trương Mỹ Lan khai doanh nghiệp này của một tỷ phú Hồng Kông nhưng "không tiện nói tên". Bà mua cổ phần trị giá khoảng 920 tỷ đồng tại đây, hiện được "Nhật Bản, Singapore" trả giá 5.000 tỷ đồng, nếu bán được cũng dùng khắc phục hậu quả.
Chủ tọa thông báo, con gái bị cáo đang rao bán số cổ phần này giá 40 triệu USD, tương đương thời điểm mua vào.
Xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2024
Bà Trương Mỹ Lan: "Các anh ở Ngân hàng Nhà nước đã trấn an tôi an tâm"
Đối với nhà máy sản xuất vắc xin thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, con gái bị cáo cũng muốn chuyển nhượng cho đối tác khác. Trương Mỹ Lan khai đã đầu tư vào đây 315 tỷ đồng nhưng nếu bán đi, sẽ không được đối tác Sinopharm (Trung Quốc) hợp tác sản xuất.
Bên cạnh đó, bà Lan cũng đồng ý thu hồi một dự án tại quận 7, bán công ty bảo hiểm đã mua khoảng 1.000 tỷ để đưa vào khắc phục hậu quả vụ án. Theo chủ tọa thông tin, công ty bảo hiểm đang được con gái bà Lan đề nghị chuyển toàn bộ sang đối tác Hàn Quốc với giá 40 triệu USD.
Về thiệt hại vụ án, Trương Mỹ Lan và đồng phạm tạo lập hơn 2.500 khoản vay, rút hơn 1 triệu tỷ đồng của SCB. Trương Mỹ Lan phải chịu trách nhiệm trực tiếp về 498.000 tỷ đồng.
Ngược lại, phía SCB lại cho rằng thiệt hại trong vụ án phải là 677.286 tỷ đồng, số liệu tạm tính đến ngày 5/3 là 760.279 tỷ đồng (bao gồm tiền gốc 482.449 tỷ và lãi/phí là 277.830 tỷ đồng). Sáng nay, đại diện SCB giữ quan điểm này và từ chối trả lời các câu hỏi từ luật sư của Trương Mỹ Lan.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала