Phái đoàn Nga tại LHQ chỉ trích ý tưởng từ bỏ ngay lập tức vũ khí hạt nhân

© AP Photo / Seth WenigHội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2024
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Ý tưởng từ bỏ vũ khí hạt nhân ngay lập tức và vô điều kiện là phản tác dụng, Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga Dmitry Polyansky cho biết tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
“Dĩ nhiên tất cả chúng ta đều mong muốn một ngày nào đó thức dậy trong một thế giới không có xung đột và không có rủi ro chiến lược. Chúng tôi luôn chia sẻ mục tiêu cao cả là xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân”, - ông Polyansky nói.
Tuy nhiên theo ông, ý tưởng đó có vẻ như là một viễn cảnh hết sức xa vời.
"Việc sở hữu vũ khí hạt nhân ở giai đoạn này là yếu tố quan trọng trong việc duy trì thế cân bằng chiến lược. Cần hiểu rằng việc phá hủy sự cân bằng này sẽ đẩy thế giới vào tình trạng hỗn loạn với những cuộc chiến tranh bất tận và những nỗ lực thiết lập quyền bá chủ bằng vũ lực", - ông nhấn mạnh.
Theo ông, tiến bộ thực sự hướng tới giải trừ vũ khí hạt nhân chỉ có thể đạt được trên cơ sở các biện pháp được điều chỉnh từng giai đoạn, không mâu thuẫn với nguyên tắc không gây tổn hại đến an ninh của bất kỳ ai và nỗ lực duy trì thế cân bằng chiến lược.
Tổng thống Liên bang Nga V.Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2023
Tổng thống Putin ký luật thu hồi việc phê chuẩn Hiệp định cấm thử hạt nhân toàn diện
“Cần phải tuân thủ cách tiếp cận tổng hợp và hành động phù hợp với câu chữ và tinh thần của Điều VI Hiệp ước NPT (Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân), mà không cố gắng “tách rời” các yếu tố riêng lẻ khỏi bối cảnh tổng thể của việc giải trừ vũ khí tổng thể và hoàn toàn. Đồng thời, trách nhiệm “cải thiện” tình hình quốc tế và tiếp theo đó là việc thực hiện các điều khoản “giải trừ vũ khí” của hiệp ước là trách nhiệm của cả các quốc gia hạt nhân lẫn phi hạt nhân,” - nhà ngoại giao lưu ý.
Theo ông, không có con đường đi tắt nào dẫn đến “số 0 hạt nhân”. Ông nói thêm rằng mục tiêu này không thể đạt được bằng cách ngay lập tức tuyên bố vũ khí hạt nhân là “ngoài vòng pháp luật” hoặc bằng cách cố sức đặt ra thời hạn để loại bỏ chúng.
"Làm sao có thể dự đoán khi nào nhân loại sẽ sẵn sàng từ bỏ vĩnh viễn các biện pháp quân sự để giải quyết mâu thuẫn? Không ai biết đáp án cho câu hỏi này. Do đó, ý tưởng từ bỏ vũ khí hạt nhân ngay lập tức và vô điều kiện được đưa vào Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) là phản tác dụng, sai lầm và trong điều kiện hiện tại về cơ bản không khác gì chủ nghĩa dân túy”, - ông Polyansky nhấn mạnh.
Cách tiếp cận như vậy, theo ông, là không tính đến thực tế ổn định chiến lược và lợi ích an ninh của các quốc gia có vũ khí hạt nhân, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng tăng giữa các quốc gia và làm suy yếu quyền lực của Hiệp ước NPT.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала