Công an vào cuộc vụ mất cổ vật ở Gia Lai

© Ảnh : CỔNG THÔNG TIN HUYỆN TAM ĐƯỜNGĐại diện Công ty Cổ phấn đất hiếm Lai Châu - VIMICO và cán bộ Đội cảnh sát điều tra tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy và môi trường Công an huyện kiểm tra hiện trạng mỏ đất hiếm bị người dân vào đào bới khai thác trái phép.
Đại diện Công ty Cổ phấn đất hiếm Lai Châu - VIMICO và cán bộ Đội cảnh sát điều tra tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy và môi trường Công an huyện kiểm tra hiện trạng mỏ đất hiếm bị người dân vào đào bới khai thác trái phép. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 9/4, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai thông tin vừa có báo cáo vụ mất cổ vật trưng bày tại Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai (khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) và đang phối hợp công an để điều tra vụ việc.
Trước đó, vào khoảng 1h30 ngày 27/3, một nhóm đối tượng lạ đã đột nhập vào khu vực trưng bày hiện vật Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai, lấy đi 4 hiện vật gồm: 1 lao thú kim loại tại khu vực nhà Voi, 2 lao thú kim loại tại khu vực nhà rông Xê Đăng, 1 ché nhỏ tại khu vực nhà để ché.
Trong số những cổ vật bị mất trộm có chiếc lao thú kim loại trên bộ ghế xương voi độc nhất của vua voi Tây Nguyên. Chiếc ghế xương voi được làm bằng xương voi trắng với niên đại 700 năm và trở thành điểm nhấn của không gian trưng bày Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai.
Theo camera an ninh, đêm 27/3, 2 thanh niên đột nhập vào khu trưng bày nhà voi thuộc khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku, Gia Lai để tháo trộm chiếc lao thú kim loại trên ghế xương voi và 2 mũi lao kim loại khu vực nhà rông Xê Đăng.
búa đấu giá - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2022
Thêm nhiều cổ vật của Việt Nam lên sàn đấu giá Pháp
Sau khi bị lực lượng bảo vệ phát hiện, các đối tượng đã bỏ chạy khỏi hiện trường và mang theo các hiện vật.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Công ty Cổ Phần Thương mại Dịch vụ Bảo vệ Thiên Ưng (đơn vị trực tiếp thực hiện công tác bảo vệ khu vực trưng bày Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai) lập biên bản sự việc, kiểm kê, rà soát toàn bộ hiện trạng hiện vật tại khu trưng bày.
Ghế xương voi (khoảng 700 năm) được làm từ nhiều đốt xương, răng voi trắng (giá trị một voi trắng bằng 100 voi đen) được kết cố định bằng dây rừng. Voi trắng được xem là "vua voi", thợ rừng thường làm lễ cúng trước chuyến đi săn.
Chiếc mũ quan triều Nguyễn đi kèm hộp gỗ - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2022
Cổ vật triều Nguyễn được đấu giá thành công ở Tây Ban Nha sắp về Việt Nam
Xung quanh ghế được trưng bày nhiều dây thừng bằng da trâu để bẫy, trói, thuần hóa voi, cùng nhiều giáo, mác, nỏ…
Các cổ vật trên được ông Đặng Minh Tâm, 64 tuổi, ở Lâm Đồng, sưu tầm hơn 45 năm qua, với hơn 30.000 công cụ âm nhạc, săn bắt hái lượm, dệt, trang sức, lễ nghi... trong đời sống các dân tộc 5 tỉnh Tây Nguyên.
Trao đổi với phóng viên, nhà sưu tập Đặng Minh Tâm nói hiện Công an TP Pleiku đang hỗ trợ tối đa trong công tác điều tra để sớm tìm ra manh mối, thu hồi cổ vật.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала