Ở Mỹ đánh giá về một động thái chống lại Nga

© AP Photo / Jon ElswickCờ Mỹ trên nền của Điện Capitol ở Washington, Mỹ
Cờ Mỹ trên nền của Điện Capitol ở Washington, Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2024
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Ý tưởng tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga và chuyển chúng cho Ukraina sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho Hoa Kỳ; do hậu quả từ một quyết định như vậy, Washington có nguy cơ sẽ gánh “nỗi đau chưa từng có” từ khoản nợ quốc gia trị giá 34 nghìn tỷ USD của mình.
Đây là nhận định của nhà báo Christopher Caldwell phụ trách chuyên mục của tờ The New York Times đưa ra trong bài viết mới đăng.
Như tác giả kể lại, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Mike Johnson trước đó đã lên tiếng tán thành ý tưởng tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga để ủng hộ Kiev, gọi nó như một “thi phẩm thuần khiết”.
"Chắc chắn là ý tưởng này rất lôi cuốn. Nhưng rất tệ <...> Chính động thái tịch thu tài sản của Nga sẽ gây nguy hiểm cho nền kinh tế Mỹ, vì các nước khác (không chỉ Nga) coi đó là hành vi cướp bóc. Và việc này, trái lại, sẽ làm suy yếu vị thế của đồng đô la với vai trò là đồng tiền dự trữ chính của thế giới”, - nhà báo Caldwell nhận xét.
Theo ông, đồng USD là tài sản quý giá nhất mà Hoa Kỳ có, nhờ đó Washington có được những đòn bẩy nhất định để kiểm soát nền kinh tế toàn cầu, cũng như khả năng để nợ công của Mỹ tăng lên mức không thể tưởng tượng được đối với các quốc gia khác.
“Nếu Nga, Trung Quốc và các đấu thủ ngoại giao khác nhận thức rằng tài sản bằng đồng đô la của họ dễ bị tổn thương và họ không còn tin tưởng dùng đồng tiền của chúng ta làm phương tiện trao đổi nữa, thì chúng ta sẽ cảm thấy ngay cơn đau đớn chưa từng thấy trước khoản nợ công 34 nghìn tỷ USD của mình”, - tác giả cảnh báo.
Bộ Ngoại giao Nga  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2024
Moskva đe dọa sẽ có biện pháp trả đũa nếu Kiev tịch thu tài sản của Nga
Ông lưu ý rằng (Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Mike) Johnson của Đảng Cộng hòa và Tổng thống Joe Biden của Đảng Dân chủ đều khẳng định vai trò lãnh đạo về mặt tinh thần trong đảng của họ, trong khi đó người đứng đầu Hạ viện lại cáo buộc nguyên thủ quốc gia thể hiện sự yếu kém trong chính sách đối ngoại.
“Nếu ông Johnson cho rằng Hoa Kỳ đang ‘thể hiện sự yếu kém’, thì hãy để ông ấy xem mọi chuyện sẽ như thế nào nếu không có đồng tiền dự trữ”, - nhà báo Caldwell kết luận.
Theo truyền thông Mỹ đưa tin, ông Johnson có thể đang cố gắng thuyết phục những người hoài nghi trong hàng ngũ đảng Cộng hòa của ông bỏ phiếu thông qua yêu cầu viện trợ Ukraina bằng ý tưởng tịch thu tài sản của Nga. Chủ tịch Hạ viện nói về sự cần thiết phải hỗ trợ Kiev, nhưng lại chặn một dự luật đã được Thượng viện thông qua để phân bổ 60 tỷ USD cho nước này và hứa sẽ đưa ra sáng kiến của riêng mình. Người ta cho rằng ông Johnson có nguy cơ phải đối mặt với sự phản kháng của các thành viên trong đảng của ông, những người về mặt nguyên tắc không tán thành việc viện trợ cho Ukraina.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала