Thành phố Anh hùng Minsk: Chiến tranh du kích

© Sputnik / Sergey Subbotin / Chuyển đến kho ảnhĐài tưởng niệm những người lính Hồng quân và du kích đã ngã xuống trong các trận đánh giải phóng Belarus trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Minsk
Đài tưởng niệm những người lính Hồng quân và du kích đã ngã xuống trong các trận đánh giải phóng Belarus trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Minsk - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những quả bom đã rơi xuống Minsk vào ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh vào ngày 22 tháng 6 năm 1941.

Do các vụ không kích của quân Đức kéo dài sáu ngày, 80% khu dân cư trong thành phố Minsk đã bị phá hủy, quận trung tâm và nhà ga đường sắt đã bị phá hủy hoàn toàn.

Thành phố biến thành đống đổ nát

Vào ngày 24 tháng 6 năm 1941, quân Đức quốc xã đã bắt đầu các vụ oanh tạc kéo dài đến chín giờ tối với tần suất 20-30 phút. Hệ thống cấp điện và nước sinh hoạt ngừng hoạt động, các xe điện dừng lại, các tiệm bánh mì và cửa hàng cũng dừng hoạt động. Khói lửa bao trùm toàn bộ khu vực phía đông và trung tâm thành phố.

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhĐại lộ Lenin của thành phố Minsk bị quân xâm lược Đức Quốc xã phá hủy
Thành phố Anh hùng Minsk: Chiến tranh du kích - Sputnik Việt Nam
Đại lộ Lenin của thành phố Minsk bị quân xâm lược Đức Quốc xã phá hủy

Con số thương vong là không thể tính toán được, vì nhiều người dân đã chết trong đống đổ nát dưới các tòa nhà bị sụp đổ, tại một số nơi đống đổ nát không thể được dọn sạch cho đến khi kết thúc chiến tranh. Các vụ không kích đã tiếp tục cho đến ngày 27 tháng 6. Ngày hôm sau, quân Đức đã vào thành phố - Cụm Thiết giáp số 3 do tướng Hoth chỉ huy đã đột nhập vào Minsk từ phía tây bắc, và Cụm Thiết giáp số 2 của tướng Guderian - từ phía nam. Thành phố biến thành đống đổ nát.

Chế độ chiếm đóng nghiêm ngặt

Đức quốc xã đã thiết lập chế độ chiếm đóng nghiêm ngặt ở Minsk. Cuộc chiếm đóng đã kéo dài 1.100 ngày đêm. Trong ba năm, quân Đức đã giết chết hơn 400 nghìn người. Trong thời gian cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Belarus đã mất 1/3 số dân. Trong tổng số 34.4 triệu binh sĩ Liên Xô tham gia chiến sự trên các mặt trận của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, có hơn 1.3 triệu người Belarus và người xuất thân từ Belarus.

© Sputnik / Alexey Danichev / Chuyển đến kho ảnhTượng đài "Người không bị khuất phục" ở trung tâm Khu phức hợp tưởng niệm Khatyn ở Belarus. Ngôi làng Khatyn bị thiêu cháy và phá hủy bởi tiểu đoàn trừng phạt của quân Đức. Kể từ đó, Katyn đồng nghĩa với các vụ thảm sát của hàng chục ngàn thường dân do Đức quốc xã và tay sai của chúng gây ra trên các vùng lãnh thổ Liên Xô bị chiếm đóng
Thành phố Anh hùng Minsk: Chiến tranh du kích - Sputnik Việt Nam
Tượng đài "Người không bị khuất phục" ở trung tâm Khu phức hợp tưởng niệm Khatyn ở Belarus. Ngôi làng Khatyn bị thiêu cháy và phá hủy bởi tiểu đoàn trừng phạt của quân Đức. Kể từ đó, Katyn đồng nghĩa với các vụ thảm sát của hàng chục ngàn thường dân do Đức quốc xã và tay sai của chúng gây ra trên các vùng lãnh thổ Liên Xô bị chiếm đóng

Tại Minsk, chính quyền chiếm đóng của Đức đã lập ba biệt khu Do Thái (ghetto), trong đó hơn 80.000 người Do Thái đã bị tra tấn và giết hại trong thời gian Minsk bị chiếm đóng.

Những chiến sĩ dũng cảm của các đội du kích

Nhưng, cư dân Minsk dũng cảm không chịu khuất phục trước kẻ thù và bắt đầu thành lập các đội bí mật thực hiện những hành động phá hoại, trong thành phần những nhóm đó đã có cả các chiến sĩ chống phát xít từ nước ngoài.

Tại Belarus bị quân phát xít chiếm đóng đã mở rộng phong trào du kích lớn nhất ở châu Âu. Hơn 374 nghìn du kích đã chiến đấu chống lại quân xâm lược, hơn 70 nghìn người tham gia hoạt động bí mật chống phát xít. Thành phố Minsk và vùng ngoại ô đã là trung tâm của phong trào du kích.

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhNhững du kích của lữ đoàn Kirov (vùng Minsk) tại trạm chiến đấu
Những du kích của lữ đoàn Kirov (vùng Minsk) tại trạm chiến đấu - Sputnik Việt Nam
1/6
Những du kích của lữ đoàn Kirov (vùng Minsk) tại trạm chiến đấu
© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhSúng phòng không của lữ đoàn du kích Zheleznyak (vùng Minsk)
Súng phòng không của lữ đoàn du kích Zheleznyak (vùng Minsk) - Sputnik Việt Nam
2/6
Súng phòng không của lữ đoàn du kích Zheleznyak (vùng Minsk)
© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhNhóm các nhà lãnh đạo phong trào du kích ở Belarus. Các anh hùng Liên Xô: Vladimir Lobanok, Roman Machulsky và Ivan Titkov
Nhóm các nhà lãnh đạo phong trào du kích ở Belarus. Các anh hùng Liên Xô: Vladimir Lobanok, Roman Machulsky và Ivan Titkov - Sputnik Việt Nam
3/6
Nhóm các nhà lãnh đạo phong trào du kích ở Belarus. Các anh hùng Liên Xô: Vladimir Lobanok, Roman Machulsky và Ivan Titkov
© Sputnik / Boris Yaroslavtsev / Chuyển đến kho ảnhTrận đánh gần Minsk, cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại
Trận đánh gần Minsk, cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại - Sputnik Việt Nam
4/6
Trận đánh gần Minsk, cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại
© Sputnik / Pyotr Bernstein / Chuyển đến kho ảnhĐợt tấn công của quân đội Liên Xô ở phía tây Minsk
Đợt tấn công của quân đội Liên Xô ở phía tây Minsk - Sputnik Việt Nam
5/6
Đợt tấn công của quân đội Liên Xô ở phía tây Minsk
© Sputnik / Vladimir Lupeyko / Chuyển đến kho ảnhNhững đội du kích Belarus trên Quảng trường Lenin ở Minsk, sau khi thành phố được giải phóng khỏi quân xâm lược Đức Quốc xã
Những đội du kích Belarus trên Quảng trường Lenin ở Minsk, sau khi thành phố được giải phóng khỏi quân xâm lược Đức Quốc xã - Sputnik Việt Nam
6/6
Những đội du kích Belarus trên Quảng trường Lenin ở Minsk, sau khi thành phố được giải phóng khỏi quân xâm lược Đức Quốc xã
1/6
Những du kích của lữ đoàn Kirov (vùng Minsk) tại trạm chiến đấu
2/6
Súng phòng không của lữ đoàn du kích Zheleznyak (vùng Minsk)
3/6
Nhóm các nhà lãnh đạo phong trào du kích ở Belarus. Các anh hùng Liên Xô: Vladimir Lobanok, Roman Machulsky và Ivan Titkov
4/6
Trận đánh gần Minsk, cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại
5/6
Đợt tấn công của quân đội Liên Xô ở phía tây Minsk
6/6
Những đội du kích Belarus trên Quảng trường Lenin ở Minsk, sau khi thành phố được giải phóng khỏi quân xâm lược Đức Quốc xã

Những chiến sĩ dũng cảm của các đội du kích ở vùng Minsk đã thực hiện hơn 1,5 nghìn cuộc phục kích, phá hoại, kết quả là một số cơ sở có ý nghĩa quân sự và hành chính đã bị nổ tung ở Minsk, quân du kích nhiều lần làm tê liệt các tuyến đường sắt.

Năm 1943, khi quân Đức Quốc xã cố gắng tấn công Matxcơva từ phía vòng cung Kursk, ở vùng Minsk đã mở rộng “cuộc chiến đường sắt” theo kế hoạch thống nhất của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Belarus và đảng ủy hoạt động bí mật ở Minsk. Chiến dịch này đã góp phần lớn vào sự thất bại của kẻ thù và đã giúp Hồng quân phát động cuộc tiến công ở phía nam Liên Xô.

600 chiến sĩ du kích của Minsk đã được trao tặng các huân huy chương vì sự dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng, 8 người đã được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.

Chảo lửa Minsk

Vào ngày 29 tháng 6 năm 1944, Hồng quân đã phát động chiến dịch Minsk - một phần của chiến dịch Belarus. Thành phố được quân đội Liên Xô giải phóng vào ngày 3 tháng 7 năm 1944.

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhCư dân Minsk chào đón những người lính Hồng quân đã giải phóng thành phố khỏi tay Đức Quốc Xã
Thành phố Anh hùng Minsk: Chiến tranh du kích - Sputnik Việt Nam
Cư dân Minsk chào đón những người lính Hồng quân đã giải phóng thành phố khỏi tay Đức Quốc Xã
Kết quả là 105 nghìn lính và sĩ quan Đức đã rơi vào "chảo lửa Minsk” ở phía đông thành phố và đã bị đánh bại đến ngày 11 tháng 7. Theo kết quả của chiến dịch này, 53 đơn vị quân đội Liên Xô tham gia giải phóng Minsk được mang tên danh dự của thành phố. Các đội du kích cũng đã tích cực tham gia chiến dịch này.

© Sputnik / B. Elin / Chuyển đến kho ảnhKhu phức hợp tưởng niệm "Đồi mộ vinh quang". Tại nơi này vào tháng 7 năm 1944, một nhóm quân Đức Quốc xã đã bị bao vây, sự kiện này được gọi là “Chảo lửa Minsk”
Thành phố Anh hùng Minsk: Chiến tranh du kích - Sputnik Việt Nam
Khu phức hợp tưởng niệm "Đồi mộ vinh quang". Tại nơi này vào tháng 7 năm 1944, một nhóm quân Đức Quốc xã đã bị bao vây, sự kiện này được gọi là “Chảo lửa Minsk”

Vào thời điểm quân đội Liên Xô giải phóng thành phố, tại khu vực trung tâm của Minsk chỉ còn khoảng 70 tòa nhà không bị phá hủy. Vào ngày 16 tháng 7 năm 1944, vào Chủ nhật, tại thành phố Minsk được giải phóng đã tổ chức cuộc diễu hành của các đội du kích.

Vào ngày 26 tháng 6 năm 1974, theo sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô, Minsk đã được trao danh hiệu Thành phố Anh hùng.

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhCác cựu chiến binh của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tham gia cuộc diễu hành "Trung đoàn bất tử" tại Minsk, năm 2019
Thành phố Anh hùng Minsk: Chiến tranh du kích - Sputnik Việt Nam
Các cựu chiến binh của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tham gia cuộc diễu hành "Trung đoàn bất tử" tại Minsk, năm 2019
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала