TTP là nỗ lực của Hoa Kỳ để bảo lưu sự thống trị bất bình đẳng của văn minh phương Tây

© Flickr / Marlon EQuốc kỳ của Philippines
Quốc kỳ của Philippines - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại Philippines đang bắt đầu cuộc đàm phán về Đối tác xuyên Thái Bình Dương.

Giám đốc Trung tâm các vấn đề quân sự-chính trị thuộc trường MGIMO Aleksei Podberezkin cho rằng sự liên kết này không chỉ về kinh tế mà cả chính trị và quân sự.

"Theo nhãn quan  của tôi, trong liên minh chiến lược của Hoa Kỳ có vị trí rất quan trọng là tạo lập Đối tác xuyên Thái Bình Dương và Đối tác xuyên Đại Tây Dương. Hai cơ cấu này là sự kiên kết địa chính trị thể hiện khá rõ nét những chức năng quân sự và chính trị mà về hình thức không  hề bộc lộ. Ở đây nói về nền văn minh cục bộ phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, đang cố gắng tìm cách bảo tồn hệ thống tài chính, kinh tế và quân sự-chính trị đã tồn tại trong thế giới đơn cực. Nhưng để làm như vậy nếu chỉ một mình NATO là không đủ. Cần để  ở cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng có liên minh nào đó, mặc dù bề ngoài không phải là quân sự, cũng không chính trị mà là liên minh thương mại và kinh tế, nhưng hiển nhiên sẽ đảm nhận đầy đủ chức năng quân sự và chính trị. Hiển nhiên, trong sự xếp đặt như vậy, theo cách hiểu nhất định, thì cả Nga hay Trung Quốc cũng như Ấn Độ đều không thể gồm trong cấu trúc này. Tham gia vào đây chỉ những quốc gia đồng ý với vai trò của Hoa Kỳ như là nước thủ lĩnh của văn minh cục bộ phương Tây".

PV "Sputnik": Những người phản đối TTP chỉ trích Mỹ thiếu nguyên tắc

Chuyên viên Aleksei Podberezkin đáp: "Nguyên tắc lựa chọn các quốc gia vào những liên kết này là rất đơn giản. Không gắn với bất kỳ hệ thống giá trị dân chủ hay là hệ thống chống tham nhũng. Chỉ một nguyên tắc duy nhất: Có sẵn sàng thừa nhận sự tồn tại một  hệ thống thế giới dẫn đầu là Hoa Kỳ hay không và chiến đấu để bảo tồn nó? Nếu quí vị sẵn sàng tham gia vào quá trình này, nếu quí vị thừa nhận các quy tắc và chuẩn mực đã được thiết lập, thì khi đó đối với Hoa Kỳ không quan trọng là đất nước quí vị ở chế độ nào, tham nhũng trầm trọng đến đâu hay là ở tầm dân chủ ra sao".

PV "Sputnik": Một số nước như Nhật Bản chẳng hạn đang do dự về việc gia nhập TTP. Các nước liên kết sẽ được nhiều hơn hay là sẽ mất nhiều hơn?

Chuyên viên Aleksei Podberezkin nhận xét: "Theo cách nhìn của tôi, họ sẽ mất nhiều hơn, vì lý do đơn giản: hiện hữu hệ thống không bình đẳng, không ngang quyền như nhau. Nó chỉ có lợi cho Hoa Kỳ. Việc phân bố lại cải quốc gia nghiêng về có ích cho Hoa Kỳ. Sơ đồ đó đã hình thành  sau Thế chiến II dưới áp lực của Hoa Kỳ  và bây giờ người Mỹ không muốn thay đổi. Thái độ do dự thiếu kiên quyết của Nhật Bản được lý giải bởi thực tế là, một mặt, Nhật Bản có lợi ích kinh tế và thương mại lớn với Trung Quốc, đó là đối tác chính, mặc dù có những lợi ích nhất định cả với Hàn Quốc, cả với Việt Nam và với Nga, nhưng lợi ích quân sự-chính trị vẫn thắng thế và gắn với Hoa Kỳ. Và tính chất hai mặt này trên thực tế là điển hình đối với nhiều nước châu Á khác".

Vì vậy, chuyên viên Aleksei Podberezkin nói, ràng buộc quân sự-chính trị với Hoa Kỳ là một phần của hệ thống đã tồn tại từ sau chiến tranh. Xuất hiện những đối nghịch mới về kinh tế và tài chính, chẳng hạn như đà gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc và Ấn Độ. Lập Đối tác xuyên Thái Bình Dương và Đối tác xuyên Đại Tây Dương cùng với NATO là cơ hội cuối cùng để Hoa Kỳ bảo lưu thế giới cũ và không cho những thực thể kinh tế và tài chính mới có chỗ đứng trong đó, — chuyên viên Aleksei Podberezkin kết luận.    

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала