Nga và Trung Quốc sẽ cùng kỷ niệm 70 năm đánh tan đế quốc Nhật Bản

© AP Photo / Kin CheungQuân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc tại một lễ duyệt binh
Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc tại một lễ duyệt binh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nga rất coi trọng sự tham dự của Tổng thống Vladimir Putin vào các hoạt động tại Bắc Kinh đầu tháng Chín năm nay nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng của nhân dân Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Nhật.

  Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã cho biết điều này trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc là ông Vương Nghị. Cuộc tiếp xúc được tổ chức tại Kuala Lumpur "bên lề" Diễn đàn ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Hai Bộ trưởng đã cùng thảo luận việc chuẩn bị cho chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Nga. Về phần mình, ông Vương Nghị nhấn mạnh rằng, nhân dân hai nước đã đóng góp vai trò vô cùng quan trọng cho Chiến thắng chung.
Một cuộc diễu binh nhân dịp kỷ niệm lần thứ 70 đánh tan đế quốc Nhật trong Thế chiến II sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 3 tháng Chín. Sự kiện càng tới gần, sự hiện diện của các nhà lãnh đạo nước ngoài càng trở thành chủ đề "nóng" trong đời sống quốc tế. Mới đây vào hôm 4 tháng Tám, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa Séc Mikhael Lagronov đã thông báo việc Tổng thống Milos Zeman lên kế hoạch đến Bắc Kinh dự lễ duyệt binh kỷ niệm kết thúc Thế chiến thứ II. Có nghĩa, ông sẽ vi phạm khuyến nghị ngầm của Brussels đề nghị các nguyên thủ EU bỏ qua sự kiện, tránh làm căng thêm quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
  Theo lời Jiri Ovchachek, phát ngôn viên của Tổng thống Czech, ông Milos Zeman cho rằng đây là quan điểm sai lầm của EU. Trước đó, Tổng thống Czech cũng chỉ trích Mỹ về những nỗ lực ứng dụng hệ thống chính trị của mình vào các nước khác. Theo người đứng đầu CH Czech, Washington đã mất khả năng đánh giá khách quan tình hình quốc tế và Mỹ được ông đem so sánh với "loài brontosaurus tuyệt chủng".

Ông Dương Khiết Trì - Sputnik Việt Nam
Ông Dương Khiết Trì: Các nước BRICS cần bảo vệ kết quả Thế chiến II

Các nhà phân tích không loại trừ rằng, chính Hoa Kỳ là người đã chuẩn bị "lời khuyên" EU nên bỏ qua sự kiện tại Bắc Kinh. Cựu cố vấn của Tổng thống Czech là Petr Hajek, trưởng ban biên tập cổng thông tin “Protiproud” thì nhận xét rằng, "những nỗ lực vô lý hòng tẩy chay lễ kỷ niệm kết thúc Chiến tranh Thế giới II thật là nực cười.”
Trong Thế chiến thứ II, Mỹ đã giáng đòn nặng nề vào chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và làm cho giờ đầu hàng của đế     quốc Nhật tiến lại gần. Nhưng chính họ hôm nay lại đang khuyến khích Nhật Bản tăng cường tiềm năng quân sự, sửa đổi hiến pháp hòa bình để trao cho Lực lượng Phòng vệ những chức năng như quân đội Nhật Bản trước thềm Chiến tranh Thế giới II. Giáo sư Zhou Yunshen, Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế thuộc Học viện Ngoại giao Trung Quốc đã  chia sẻ nhận định của ông trong cuộc phỏng vấn với hãng đa truyền thông Sputnik:
 “Hoa Kỳ từng là một quốc gia quan trọng của Liên minh chống Hitler trong Chiến tranh thế giới thứ II, đối với sự thất bại của Nhật Bản, họ đã nỗ lực hết mình để chứng tỏ sức mạnh công lý, đưa Nhật Bản trở thành một đất nước dân chủ. Tuy nhiên, Chiến tranh thế giới II kết thúc và bùng nổ Chiến tranh Lạnh, người Mỹ đã lợi dụng biến Nhật Bản thành một "hàng không mẫu hạm không thể chìm" của họ ở Viễn Đông nhằm kiềm chế Liên Xô, Trung Quốc và các lực lượng cộng sản khác. Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục coi Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên là những quốc gia thù địch, thúc đẩy Nhật Bản làm công cụ răn đe và bao vây những nước này.   

 Đó là lý do tại sao ngày nay Hoa Kỳ ủng hộ chính sách của Nhật Bản, nhưng đó là chính sách đầy nguy hiểm, ẩn chứa những yếu tố bất định.”
Trong khi đấy, Tokyo tung ra phiên bản mới giải thích lý do Thủ tướng Shinzo Abe không đến Trung Quốc, dù ông cũng như Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nhận được lời mời dự lễ kỷ niệm tại Bắc Kinh vào các ngày 2-3 tháng Chín. Lịch làm việc của Thủ tướng Nhật Bản sẽ rất bận vào thời gian này nhằm tập trung thông qua dự luật an ninh tại Quốc hội. Đó là gói tài liệu thay đổi bản chất hòa bình của Hiến pháp Nhật Bản. Sự giải thích được đưa ra dường như nhấn mạnh thái độ của Tokyo không có thiện chí xin lỗi Trung Quốc và các nước châu Á khác về cuộc xâm lược và những tổn thất mà Nhật Bản đã gây nên trong chiến tranh.   

   
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала