Trung Quốc: Chẳng bao giờ có tiền thừa

© Flickr / Miran RijavecNhững tờ tiền đôla
Những tờ tiền đôla - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chính quyền Trung Quốc đang "thổi bong bóng" ngăn cải cách tài chính.

Họ rút từ ngân sách địa phương khoảng 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (bằng 157 tỷ dollars), — như Reuters dẫn hai nguồn tin chính phủ ẩn danh. Số kinh phí này được chuyển từ trung ương nhưng hóa ra đã không được khai thông tại chỗ.

Chuyện ở đây nói về khoản tiền "dư" tương đương với 6% khoản chi ngân sách của đất nước trong năm nay. Trong đó, các khoản nợ của chính quyền địa phương trước trung ương, như tính toán thoáng nhất của IMF,  cũng là hơn 3 tỷ dollars. Không loại trừ là sau khi tịch thu số tiền "dư thừa" chính quyền đơn giản là muốn "giúp đỡ" ban quản lý địa phương thoát ra khỏi vũng lầy nợ nần.

Mà vũng lầy đó chẳng hề thuần túy là rất sâu. Hiện thời chưa thấy được cơ chế hoàn trả hoặc trong trường hợp cấp bách sẽ tái cơ cấu một phần khoản nợ đã quá mức này, — chuyên viên Nikita Maslennikov từ Viện Phát triển đương đại nhận xét.

"Nợ hình thành từ phát hành chứng khoán — trái phiếu chính phủ. Chứng khoán lưu thông trên thị trường, nhưng ai cũng hiểu rằng không có gì đảm bảo cho những mảnh giấy này. Cho đến nay vẫn thiếu vắng giải pháp, và tất cả cả những gì mà lãnh đạo tài chính và chính trị của Trung Quốc đang làm, đều chậm. Mọi người đều hiểu rằng "quả bom" này sớm hay muộn cũng sẽ nổ tung. Nhiều nước và nền kinh tế của thế giới phải đối mặt với vướng mắc này, nhưng vấn đề của thị trường Trung Quốc là ở chỗ giải pháp của nhà chức trách không hoàn toàn minh bạch đối với các nhà đầu tư".

Tiền "dư" tại chỗ có thể tồn đọng do sự lo ngại của chính quyền địa phương khi bắt đầu những đề án quy mô lớn trên nền cuộc đấu tranh chống tham nhũng, — như đánh giá của chuyên viên Yakov Berger từ Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga).  Trong thực tế thu hồi đất đai để xây dựng và phân định người chiến thắng qua những cuộc đấu thầu ở Trung Quốc đã có truyền thống dành "lại quả" cho quan chức. Kết cục là,  đầu tư không được thực thi, còn tiền thì bị thu giữ và tái phân chia.  

"Cách giải thích này hoàn toàn hợp lý. Chính quyền địa phương, và không chỉ ở địa phương, thường không dám thông qua giải pháp qui mô vì sợ cáo buộc tham nhũng. Hơn thế nữa, vấn đề này liên quan đến xu thế gia tăng nợ của địa phương. Giải ngân từ  kinh phí trung ương lẽ ra giúp giảm bớt gánh nặng nợ nần. Nhưng động thái đó lại va chạm với xung lực phản biện khác là cuộc chiến chống tham nhũng, vì vậy điều này không xảy ra. Hiển nhiên, đằng sau việc tịch biên là nguyện vọng của trung ương muốn thúc đẩy công việc kinh doanh ra khỏi điểm chết — như làm tan băng các đề án quy mô lớn và dài hạn. Nhưng cũng khó biết điều đó có giúp được gì chăng, bởi bản thân chiến dịch chống tham nhũng vẫn đang tiếp diễn và có vẻ tăng tốc cùng cường độ".

Trung Quốc đang đứng trước cuộc cải cách qui mô về tài chính và ngân sách. Bởi mâu thuẫn cả ở trung ương và đặc biệt là tại các địa phương, hiện thời cải tổ có thể chưa được như mong muốn. Tịch thu các khoản tiền chưa dùng tới tại địa phương đưa về ngân sách trung ương, chính quyền Trung Quốc bằng cách này hay cách khác đang cố gắng chấn chỉnh thực tế phân bổ kinh phí và rót vốn.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала