Sáng kiến phòng thủ của Tokyo dành cho ĐNA: Những tuyên bố và hậu quả

© Fotolia / FaulaTokyo
Tokyo - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại cuộc họp thứ hai cấp bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN và Nhật Bản được tổ chức tại thủ đô của Lào, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đã thúc đẩy Tầm nhìn Vientiane (Vientiane Vision) - sáng kiến mới về hợp tác an ninh cho khu vực Đông Nam Á.

 Những hậu quả có thể của sự hợp tác như vậy được chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Anton Tsvetov chỉ ra trong bình luận của ông dành riêng ​​cho Sputnik.

"Các lĩnh vực tương tác được ưu tiên giữa Nhật Bản và ASEAN liên quan tới mục tiêu củng cố pháp quyền và an ninh hàng hải trong khu vực. Ngoài ra, nữ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho biết, một trong những hướng hợp tác quan trọng sẽ là tăng cường tiềm lực của ASEAN để "đối phó với những thách thức khác nhau."

Tôi xin nhắc là vào năm 1977, ngay sau hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần đầu tiên, Thủ tướng Nhật Bản Takeo Fukuda đã đề ra chủ trương Nhật Bản phát triển quan hệ tích cực với các nước ĐNA. Tuy nhiên, vai trò đối tác an ninh của Tokyo với các nước ASEAN chỉ đặc biệt tăng vào những năm gần đây, đặc biệt sau khi ông Shinzo Abe trở lại nắm quyền năm 2012. Thủ tướng Nhật Bản đã đẩy mạnh khái niệm "gìn giữ hòa bình chủ động", hàm ý một chính sách an ninh độc lập và quyết đoán hơn ở châu Á.

Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Chiến đấu cơ Nhật Bản bay lên vì máy bay Trung Quốc xuất hiện gần đảo Okinawa
Nhật Bản — một trong những nhà đầu tư quan trọng vào các nền kinh tế của ASEAN. Năm 2015 là năm thứ ba liên tiếp luồng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Đông Nam Á cao hơn của Trung Quốc. Trong thời gian này, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ hai của ASEAN, sau Liên minh châu Âu. Ngoài ra, Đông Nam Á cũng là một khu vực quan trọng tham gia đề xuất "viện trợ phát triển" của Nhật Bản.

Tầm nhìn Vientiane đã đẩy lên hàng đầu sự hợp tác của Nhật Bản và ASEAN trong lĩnh vực an ninh. Các động thái kích hoạt xu hướng này đã trở nên rõ nét kể từ năm qua, khi Nhật Bản đồng ý cung cấp mười tàu tuần tra cho Philippines và sáu tàu cho Việt Nam. Thoạt nhìn thì có vẻ các đề nghị của Nhật Bản chủ yếu dựa vào nhu cầu từ các nước trong khu vực. Bộ trưởng Inada đã phát biểu nêu lên chỗ dựa vào "vai trò trung tâm của ASEAN" và nhấn mạnh rằng, các nước trong khối sẽ đặt ra chương trình nghị sự — từ luật biển đến phá hủy các vật liệu nổ còn sót lại.

Quần đảo Kuril - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản: lập trường của Tokyo về Nam Kuril sẽ không thay đổi
Tuy nhiên, Tokyo có mối quan tâm riêng của mình về hợp tác phòng thủ quy mô lớn với các nước ASEAN. Trả lời các câu hỏi của báo giới, bà Inada thẳng thắn nói rằng sự tăng cường an ninh ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) sẽ kéo theo sự tăng cường an ninh ở Biển Hoa Đông. Chính sách của ông Abe hiện nay là duy trì ở Đông Nam Á sự cân đối giữa các lực lượng, trong đó các nước ASEAN sẽ có trọng lượng đáng kể và đủ sức tự mình đảm đương sự ổn định của khu vực. Lẽ dĩ nhiên, các nguy cơ bất ổn ở khu vực này là vấn đề nghiêm trọng lớn cho Nhật Bản nhiều hơn là cho Mỹ. Do đó, với Tokyo việc xây dựng thế cân bằng quân sự-chính trị ở Đông Nam Á cũng là vấn đề an ninh của chính họ, đồng thời là một cách để bảo vệ vốn đầu tư.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, các hoạt động tích cực của Nhật Bản đối với ASEAN có thể được Bắc Kinh thận trọng tiếp nhận như một mối đe dọa mới về an ninh. Than ôi, hình ảnh Nhật Bản như người kế tục các chính sách của Mỹ ở châu Á là rất ghê gớm (cho Trung Quốc cũng như cho Nga). Một điều không thể bỏ qua là những kinh nghiệm lịch sử đã từng có.

Nói cách khác, đề xuất phòng thủ mới của Tokyo chắc chắn sẽ ném thêm củi vào lò lửa mâu thuẫn đang âm ỉ cháy ở Đông Nam Á.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала