Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Trung Quốc thêm tham vọng đòi chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông

© AFP 2023 / ROLEX DELA PENA / POOLBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc đang gây lo ngại sâu sắc cho các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế khi vẫn tiếp tục mở rộng các căn cứ quân sự trên các thực thể mà nước này chiếm đóng trái phép trên Biển Đông.

Tàu Trung Quốc ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Lầu Năm Góc: Trung Quốc đang cố gắng “cưỡng ép” và “thâu tóm” Biển Đông
Trong bản báo cáo thường niên trình lên Quốc hội Mỹ về tình hình an ninh và quân sự của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 6-6 cho biết, Trung Quốc thời gian qua đã tiếp tục mở rộng các căn cứ trên Biển Đông. Theo đó, tính đến cuối năm 2016, Trung Quốc đã xây dựng 24 nhà chứa máy bay cùng nhiều hệ thống vũ khí cố định và cơ sở hạ tầng liên quan đến quân sự tại mỗi căn cứ trên 3 thực thể là Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Vành Khăn        (Mischief Reef) và Đá Subi (Subi Reef) thuộc khu vực Biển Đông đang có tranh chấp. 

Bộ Quốc phòng Mỹ nêu rõ, việc mở rộng căn cứ quân sự của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện tập trung vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng trên mặt đất tại 3 căn cứ chính là Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn. Lầu Năm Góc nhận định, sau khi hoàn tất việc xây dựng các căn cứ quân sự này, Trung Quốc sẽ có khả năng bố trí 3 trung đoàn máy bay chiến đấu tại quần đảo Trường Sa. 

Thông tin mới nhất về việc Trung Quốc mở rộng các căn cứ quân sự trên các thực thể mà nước này cưỡng chiếm và xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông đã gây lo ngại sâu sắc. Trước đó, ngay từ lúc Trung Quốc bắt đầu ráo riết tiến hành bồi đắp trái phép 7 bãi đá và rạn san hô cưỡng chiếm tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, giới quan sát đã cảnh báo về việc Bắc Kinh sẽ biến những thực thể này thành các căn cứ quân sự hòng hiện thức hóa tham vọng đòi chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông theo yêu sách "đường lưỡi bò" 9 đoạn.

USS Dewey - Sputnik Việt Nam
Chiến hạm Mỹ tuần tra Biển Đông, Hoa Kỳ quyết “cảnh cáo” Trung Quốc?
Cảnh báo đó nhanh chóng thành hiện thực khi Trung Quốc bồi đắp thành các đảo nổi nhân tạo rồi tiến hành xây sân bay, âu tàu đủ sức đón nhận các máy bay chiến đấu hạng nặng và tàu chiến cỡ lớn, đồng thời triển khai tới đây các trang thiết bị để chúng thực sự có chức năng đầy đủ của những căn cứ quân sự.

Những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, máy bay chiến đấu Thẩm Dương (Shenyang) J-11 hay tên lửa phòng không hiện đại nhất HQ-9 do Trung Quốc chế tạo đều đã hiện diện tại Đá Chữ Thập, biến đảo nổi nhân tạo này thành căn cứ quân sự lớn nhất mà Trung Quốc thiết lập phi pháp tại quần đảo Trường Sa.

Sự phản đối mạnh mẽ của các quốc gia khu vực cũng như các cường quốc thế giới, đặc biệt là việc Mỹ tổ chức các chuyến tuần tra bằng tàu chiến và máy bay chiến đấu sát các đảo nổi nhân tạo từ đầu năm 2016 đã khiến Trung Quốc phải "nhìn trước ngó sau" trong việc xây dựng các căn cứ quân sự trên Biển Đông.

Thế nhưng, bản báo cáo trình Quốc hội ngày 6-6 của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy, Trung Quốc chỉ không lộ liễu hơn chứ nước này chưa hề dừng tay trong việc hoàn tất việc xây dựng các căn cứ quân sự các những thực thể mà họ chiếm đóng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, điều mà chính Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ đã thừa nhận các căn cứ này có thể sẽ hoàn thành trong năm 2017 này.

Trung Quốc sau khi công khai yêu sách phi lý "đường lưỡi bò" đòi chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông đã luôn nhất quán trong việc hiện  thực hóa tham vọng này và các căn cứ quân sự trái phép trên Biển Đông chính là những bàn đạp cho điều đó.

Nguồn: An Ninh Thủ Đô

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала