Bao giờ Việt Nam mới đuổi kịp Myanmar về công nghệ đóng tàu quân sự?

© Ảnh : Facebook/Myanmar NavyUMS King Kyan Sit Thar số hiệu F14 của Hải quân Myanmar
UMS King Kyan Sit Thar số hiệu F14 của Hải quân Myanmar - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại cuộc duyệt binh hải quân các nước ASEAN vừa qua, trong khi Việt Nam mang Gepard 3.9 do Nga chế tạo thì Myanmar lại cử chiến hạm tự đóng trong nước.

Xe tăng T-90 tại Triển lãm vũ khí Nga “Russian Expo Arms-2013” - Sputnik Việt Nam
Không để thua kém Việt Nam, Myanmar cũng muốn mua xe tăng T-90?
Chiếc khinh hạm của Hải quân Myanmar tham dự sự kiện IFR 2017 là tàu UMS King Kyan Sit Thar số hiệu F12, con tàu được đặt theo tên vị vua của triều đại Pagan — một vương triều rực rỡ trong lịch sử Myanmar, nó được khởi đóng năm 2012, chính thức vào biên chế Hải quân Myanmar ngày 31/3/2014, đây là niềm tự hào lớn nhất của ngành đóng tàu quân sự nước này.

Khinh hạm tàng hình lớp Kyan Sittha có lượng giãn nước 3.000 tấn; chiều dài 108 m; hiện chưa rõ số lượng thủy thủ đoàn.

Động cơ CODAD (kết hợp diesel — diesel) gồm 4 máy SEMT Pielstick 16 PA6 STC công suất 5.700 kW (7.600 mã lực) mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h (56 km/h), tầm hoạt động 3.800 hải lý (6.100 km).

Hệ thống điện tử của Kyan Sittha gồm sonar gắn liền thân BEL HMS-X cùng radar trinh sát 2 tham số (2D) BEL RAWL-02 Mk III hoạt động trên băng tần L do Ấn Độ chế tạo. Bên cạnh đó là radar kiểm soát hỏa lực pháo Type 347G và radar điều khiển hỏa lực tên lửa chống hạm Type 344 của Trung Quốc.

Vũ khí trang bị của tàu gồm 2 x 4 ống phóng tên lửa chống hạm cận âm C-802; 1 pháo hạm Oto Melara Super Rapid cỡ 76 mm; 2 pháo phòng không cao tốc AK-630M cỡ 30 mm cùng ngư lôi và rocket chống ngầm, 1 bệ tên lửa phòng không tầm ngắn FL-3000N. Sàn đáp trực thăng ở đuôi cho phép tiếp nhận 1 trực thăng Kamov Ka-28.

Trước Kyan Sit Thar, công nghiệp quốc phòng Myanmar còn tự chế tạo chiếc tàu hộ vệ tên lửa 2.500 tấn lớp Aung Zeya cũng được trang bị khá hiện đại và toàn diện với các hệ thống vũ khí của Trung Quốc, Ấn Độ và Triều Tiên, sự kết hợp nhuần nhuyễn chúng lại với nhau là chưa từng có tiền lệ.

người Rohingya - Sputnik Việt Nam
Tại sao Trung Quốc muốn giúp Myanmar giải quyết xung đột ở bang Rakhine?
Không chỉ có tàu hộ vệ tên lửa cỡ lớn, Hải quân Myanmar còn có trong trang bị lớp tàu tên lửa tấn công nhanh tàng hình nội địa FAC-M, đây chính là phiên bản tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Azmat mà Trung Quốc đã chế tạo và chuyển giao cho Hải quân Pakistan.

Chiếc FAC-M có cùng lượng giãn nước 500 tấn như Molniya nhưng công nghệ chế tạo và thiết kế tiên tiến hơn hẳn, nó rất chú trọng vào việc tán xạ sóng radar, khiến tàu cực kỳ khó bị phát hiện bởi các phương tiện trinh sát đối phương.

Hệ thống điện tử và vũ khí của chiếc tàu tấn công nhanh này đầy đủ cả radar cảnh giới, radar điều khiển hỏa lực, tên lửa chống hạm, pháo phòng không bắn nhanh…

Hiện Việt Nam đóng được tàu tên lửa Molniya cỡ 560 tấn, chưa tự chế tạo chiến hạm tàng hình tới 1.000 tấn mà mới thành công trong việc sản xuất tàu tuần tra xa bờ 2.500 trang bị cho cảnh sát biển.

Theo các chuyên gia, ngành đóng tàu quân sự Việt Nam nên đặt mục tiêu trước mắt là đuổi kịp Myanmar trước khi tới đích ngắm xa hơn là tự đóng được những con tàu tàng hình cỡ lớn công nghệ cao như Formidable của Singapore hay DW-3000F của Thái Lan.

Theo: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала