Trung Quốc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên

© REUTERS / China Stringer Networktàu Trung Quốc đang chuyển dầu
tàu Trung Quốc đang chuyển dầu  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc sẽ cho phép các công ty khai thác nước ngoài hoạt động trong nước. Bộ Tài nguyên Trung Quốc tuyên bố rằng, kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2020, bất kỳ công ty đã đăng ký kinh doanh tại Trung Quốc và có tài sản ít nhất 300 triệu nhân dân tệ (38,9 triệu euro) sẽ đủ điều kiện nhận được quyền khai thác dầu khí.

Các cơ quan hữu quan của Trung Quốc sẽ cấp giấy phép khai thác kỳ hạn 5 năm, và có thể được gia hạn thêm 5 năm.

China Communications Construction Co Ltd - Sputnik Việt Nam
Doanh nghiệp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Philippines

Cho đến nay, các công ty nước ngoài chỉ có thể tiếp cận ngành dầu khí của nước này bằng cách thành lập liên doanh với các công ty Trung Quốc, đặc biệt là các công ty nhà nước, ví dụ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) hoặc Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc (Sinopec). Trong những năm qua, British Oil, SK Energy, GAIL đã tham gia khai thác tài nguyên khoáng sản theo hình thức này, nhưng, sự tham gia của họ bị hạn chế nghiêm ngặt, kể cả về khối lượng đầu tư, và họ chắc chắn không thể chiếm tỷ lệ cổ phần để có quyền kiểm soát công ty.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang dần gỡ bỏ “xiềng xích” cho những lĩnh vực kinh tế mới. Ví dụ, trong năm 2019, Bắc Kinh đã thực hiệm những nhượng bộ đáng kể cho ngành ngân hàng, môi giới, kinh doanh bảo hiểm, cũng như cho ngành khai thác nhiên liệu. Mùa hè năm ngoái, ngành dầu khí đã bị loại khỏi Danh mục quản lý đặc biệt các lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài.

Bây giờ, Bộ Tài nguyên Trung Quốc giải thích rõ thêm rằng, họ sẽ đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân quốc nội như nhau. Những nhà đầu tư đáp ứng các tiêu chuẩn nói trên có thể xin giấy phép khai thác dầu khí kỳ hạn 5 năm. Giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản sẽ có hiệu lực trong 5 năm khi đăng ký ban đầu, và có khả năng có thể được gia hạn thêm 5 năm nữa. Nhưng, các công ty tìm kiếm phát triển sẽ có diện tích khai thác hoặc thăm dò giảm một phần tư so với các mức được phê duyệt ban đầu. Trong mọi trường hợp, sau khi các quy tắc mới có hiệu lực, các tập đoàn khổng lồ của nhà nước sẽ mất độc quyền về việc khai thác các mỏ dầu khí trong nước.

Haiyang Shiyou 981 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đề nghị Trung Quốc hành xử kiềm chế trên Biển Đông năm 2020

Trung Quốc đứng thự hai trên thế giới sau Hoa Kỳ về lượng tiêu thụ dầu khí. Năm ngoái, nước này đã tiêu thụ hơn 15 triệu thùng dầu /ngày. Đồng thời, năng lực sản xuất của Trung Quốc chỉ đủ để cung cấp ổn định 4 triệu thùng/ ngày. Và hơn 11 triệu thùng phải được nhập khẩu.

Năng lượng là một công cụ quan trọng để đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Hiện nay Trung Quốc cần phải khuyến khích thúc đẩy phát triển kinh tế, vì thế lượng năng lượng tiêu thụ sẽ tăng lên. Để tăng sản lượng trong nước, năm ngoái, các tập đoàn dầu khí Trung Quốc PetroChina, Sinopec và CNOOC đã tăng vốn đầu tư lên tới 517 tỷ nhân dân tệ (77 tỷ USD). Tuy nhiên, chưa biết các khoản đầu tư đó sẽ mang lại lợi nhuận bao nhiêu, vì giá cả trên thị trường dầu mỏ toàn cầu đầy biến động. Ngoài ra, để tăng sản xuất trong nước, cần phải thăm dò những mỏ mới và áp dụng những công nghệ mới tại các mỏ dầu khí đang được khai thác. Bằng cách mở cửa thị trường khai thác cho nước ngoài, Trung Quốc đang giải quyết hai vấn đề: tăng sản xuất trong nước và thu hút công nghệ nước ngoài, - chuyên gia Xu Qinhua, người đứng đầu Trung tâm Chiến lược Năng lượng Quốc tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc, nói với Sputnik.

Giàn khoan dầu - Sputnik Việt Nam
Liệu Trung Quốc có thích các giàn khoan Nhật Bản ở Biển Đông?

Trong khi dầu khí đang trở thành nguồn lực chiến lược cho tăng trưởng kinh tế, việc chỉ dựa vào nhập khẩu là cách suy nghĩ thiển cận. Kinh nghiệm của Trung Quốc với chip và chất bán dẫn cho thấy rõ điều đó. Khối lượng sản phẩm công nghệ cao mà Trung Quốc phải mua là lớn hơn lượng dầu thô. Hầu hết các thiết bị điện tử của Trung Quốc được sản xuất có sử dụng chip nhập khẩu. Tuy nhiên, khi bùng nổ cuộc xung đột thương mại với Hoa Kỳ, Washington đã liệt một số công ty Trung Quốc vào danh sách đen và cấm các nhà sản xuất Mỹ cung cấp linh kiện cho họ. Một kịch bản tương tự có thể xảy ra với các nguồn cung cấp năng lượng. Hơn nữa, một số nhà cung cấp lớn, ví dụ, Ả Rập Saudi, khó có thể chống lại ý chí của Hoa Kỳ.

Tất nhiên, để bảo vệ mình, Trung Quốc cố gắng đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Nga cung cấp cho Trung Quốc hơn 16% tổng lượng dầu nhập khẩu. Ngoài ra, đường ống vận chuyển khí đốt Sức mạnh Siberia đã được đưa vào hoạt động và sẽ cung cấp 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm cho Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, Nga là nhà cung cấp đáng tin cậy với dự trữ tài nguyên đầy đủ, không bị ảnh hưởng bới những tình huống nhất thời trong chính sách đối ngoại. Và quyết định của Trung Quốc cho phép các công ty nước ngoài tham gia vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí sẽ cho phép nước này tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường này, tối ưu hóa chi phí và thu hút công nghệ, còn các công ty nước ngoài sẽ kiếm tiền trên thị trường rộng lớn của Trung Quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала