Liệu các công ty Trung Quốc có hưởng lợi trong “khủng hoảng dầu cọ” giữa Ấn Độ và Malaysia

© AFP 2023Nhà máy Trung Quốc
Nhà máy Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Malaysia đang cố gắng thuyết phục Ấn Độ không cấm nhập khẩu các sản phẩm năng lượng, luyện kim và công nghệ của Malaysia tương tự lệnh cấm nhập khẩu dầu cọ. Các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn có ý kiến khác nhau về vấn đề liệu các sản phẩm của Trung Quốc có thể thay thế hàng hóa Malaysia trên thị trường Ấn Độ hay không.

Malaysia sẽ mua thêm đường của Ấn Độ. Nhà máy đường chính của Malaysia là MSM Malaysia Holdings nhập khẩu 130 000 tấn đường thô từ Ấn Độ trong quý I năm nay. Để so sánh, trong cả năm 2019, nhà máy này đã mua khoảng 88 000 tấn đường thô của Ấn Độ. Các nhà quan sát cho rằng điều này thể hiện mong muốn của Malaysia nhằm xoa dịu Ấn Độ trong bối cảnh "khủng hoảng dầu cọ".

Trong tháng 1, Ấn Độ hầu như đã ngừng nhập khẩu dầu cọ từ Malaysia. Đây là phản ứng đối với việc Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad chỉ trích các sửa đổi luật công dân Ấn Độ. Theo ông Mahathir Mohamad, các sửa đổi đó vi phạm quyền của người Hồi giáo trên lãnh thổ Ấn Độ, là những người nhập cư gốc Pakistan, Bangladesh và Afghanistan.

Ấn Độ vẫn chưa sẵn sàng ứng phó tích cực với các nỗ lực của Malaysia để bắt đầu tham vấn giải quyết “khủng hoảng dầu cọ”. Malaysia tuyên bố sẽ tìm kiếm các thị trường khác để bán dầu cọ, nhưng điều này vô cùng khó khăn, vì Ấn Độ là nhà nhập khẩu lớn nhất mua sản phẩm này từ Malaysia trong 5 năm qua. Năm 2019, Ấn Độ đã mua 4,4 triệu tấn dầu cọ của Malaysia.

Cuộc gặp của Thủ tướng Mahathir Mohamad với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - Sputnik Việt Nam
Liệu «bạo loạn dầu cọ» có tiếp nối sau «bạo loạn hành» ở Ấn Độ?
Đồng thời, nhiều nguồn tin khác không loại trừ rằng Ấn Độ có thể hạn chế nhập khẩu các sản phẩm khác của Malaysia như dầu mỏ, nhôm thỏi, khí tự nhiên hóa lỏng, linh kiện cho máy tính và bộ vi xử lý. Thực ra mà nói, cho đến nay Ấn Độ chưa thực hiện động thái nào theo hướng này. Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia của Đại học quốc gia Moskva, ông Boris Volkhonsky cho rằng, Ấn Độ hiện có thể tìm kiếm các nguồn khác để nhập khẩu các hàng hóa trong danh mục này. Nếu thành công, Ấn Độ sẽ có thể thực sự đáp trả những lời chỉ trích của Thủ tướng Malaysia. Nếu không tìm được sự thay thế, thì đe dọa có thể vẫn là động thái tuyên truyền. Đồng thời, chuyên gia này tin rằng các sản phẩm luyện kim và công nghệ Trung Quốc có thể thay thế cho sản phẩm tương tự của Malaysia:

“Trung Quốc là một trong ba đối tác thương mại nước ngoài chính của Ấn Độ, vì vậy hàng hóa Trung Quốc có thể được coi là nguồn thay thế cho hàng nhập khẩu từ Malaysia. Vấn đề nằm ở giá cả và chất lượng. Sản phẩm của Malaysia rẻ hơn hàng Trung Quốc, có thể là một trong những trở ngại đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra, Ấn Độ lo ngại về thâm hụt thương mại với Trung Quốc, cũng như với Malaysia. Do đó, khó khăn có thể phát sinh ở điểm này. Về nguyên tắc, cử chỉ của Ấn Độ là động thái chính trị. Nếu Ấn Độ không tìm thấy nguồn thay thế cho sản phẩm của Malaysia, thì mọi thứ có thể vẫn như cũ.”

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - Sputnik Việt Nam
Narendra Modi có lý do nào đủ thuyết phục để rút Ấn Độ khỏi thỏa thuận RCEP?
Việc thu hút các công ty mới vào thị trường Ấn Độ sẽ khá khó khăn, không chỉ vì lý do kinh tế. Trong vài tháng nay, đất nước này bị chấn động bởi các cuộc biểu tình mạnh mẽ chống sửa đổi luật mới về quyền công dân, chuyên gia Boris Volkhonsky nói:

“Năm ngoái, Narendra Modi đắc cử nhiệm kỳ thứ hai trong cuộc bầu cử quốc hội. Ông ta cho rằng bản thân ông có thể làm rất nhiều nếu được xã hội tin cậy. Nhưng rõ ràng ông ta đã đi quá xa. Phong trào phản đối hóa ra mạnh mẽ chưa từng thấy, phản ứng của công chúng đối với chính phủ là khá bất ngờ.”

Ít nhất đã có 25 người thiệt mạng, hàng ngàn người bị bắt vì tội kích động tình trạng bất ổn và bạo lực trong đụng độ với cảnh sát. Các cuộc biểu tình yêu cầu bãi bỏ sửa đổi luật pháp bao trùm các trường đại học danh tiếng ở New Delhi, Mumbai, Bangalore, Calcutta và Chennai. Đây là những cuộc biểu tình mạnh mẽ nhất chống chính sách của ông Narendra Modi từ phía giới trẻ và những người tự do, kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2014.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала