Pháp lý quốc tế phải chăng không có hiệu lực với Trung Quốc?

© Sputnik / Vitaly AnkovTàu khu trục Trung Quốc "Shi Gia Trang".
Tàu khu trục Trung Quốc Shi Gia Trang. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bối cảnh Đông Nam Á đang nóng lên. Hoa Kỳ tiến hành tập trận ở biển Philippine, Trung Quốc bắt đầu tập trận ở quần đảo Hoàng Sa. Căng thẳng trong khu vực đã gia tăng kể từ cuối năm 2019, và ngay cả đại dịch Covid-19 giáng đòn nặng vào nền kinh tế của các nước Đông Nam Á cũng không thể ngăn chặn diễn biến này.

Các nước ASEAN từng hy vọng rằng cuộc chiến đấu chống dịch bệnh coronavirus sẽ làm Trung Quốc xao nhãng hay giảm bớt hành động hung hăng hiếu chiến ở Biển Đông, nhưng trông đợi đó của họ đã không thành hiện thực. Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN trực tuyến ngày 26 tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố rằng các thể chế quốc tế và luật pháp quốc tế đã bị phương hại nghiêm trọng trong thời gian khủng hoảng toàn cầu. Ý kiến của nhà lãnh đạo Việt Nam nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

"Bất kể thực tế là khu vực của chúng ta đã tranh đấu để kiềm chế đại dịch Covid-19, nhưng vẫn xảy ra những sự cố đáng báo động ở Biển Đông", - ông nói.

UNCLOS là đạo luật duy nhất

Lãnh đạo tất cả các nước ASEAN đều nhất trí là tình hình rất đáng lo ngại và quyết tâm đảm bảo hòa bình ổn định trong khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 - Sputnik Việt Nam
ASEAN trông cậy vào cánh tay chèo lái vững vàng của Việt Nam

Điều đó phản ánh trong tuyên bố thông qua ngày 27 tháng 6, nhấn mạnh rằng tất cả các hoạt động ở đại dương và biển cần dựa trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đưa ra lời giải đáp rõ ràng cho tất cả những câu hỏi đang gây căng thẳng trong khu vực. Điều này cũng bao gồm yêu sách của Trung Quốc về «quyền lịch sử» đối với 80% Biển Đông, những hoạt động phi pháp của tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước ASEAN và việc thiết lập ranh giới lãnh hải, «vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa» quanh các đảo nhân tạo do người Trung Quốc bồi đắp vào những vách đá hoang. 

Tại sao cái gọi là «quyền lịch sử» của Bắc Kinh là bất hợp pháp? 

Trên cơ sở Công ước, năm 2016 Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration, PCA) đã phán quyết rằng "đường chín đoạn" của Trung Quốc và toàn bộ các yêu sách đối với 80% Biển Đông mà Bắc Kinh tuyên bố "dựa trên các quyền lịch sử" là bất hợp pháp, ông Pavel Gudev, chuyên gia về luật biển, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nhắc lại trong hội thảo bàn tròn chuyên đề "Xung đột ở Biển Đông: những thách thức và đe doạ hiện tại".  

"Quyền lịch sử có thể là các loại vịnh bên trong, biển nội địa, chứ không phải trên Biển Đông là biển khơi mở rộng với  tài nguyên giao thông khổng lồ, nơi đan xen lợi ích của các quốc gia khác nhau. Các tiêu chí phân định quyền lịch sử là gì? Có ba tiêu chí: a) nếu vùng nước có tầm quan trọng về quốc phòng và kinh tế đối với quốc gia đó – thế mà Biển Đông có giá trị kinh tế và quốc phòng quan trọng đối với tất cả các quốc gia ven biển; b) nếu có lịch sử thực thi chủ quyền – nhưng nhiều quốc gia có lịch sử thực thi chủ quyền trong khu vực này; c) nếu có sự đồng ý ngầm của tất cả các quốc gia khác - ở đây không có và không thể có sự đồng ý như vậy".

Không ai cho phép

Việt Nam, Malaysia và Indonesia nhiều lần tuyên bố rằng Bắc Kinh xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone - EEZ) của các nước này bằng các đội tàu đánh cá, tàu thủy văn hoặc giàn khoan dầu của Trung Quốc. Điều đó gây phản ứng khác nhau của các nước - từ công hàm ngoại giao tại Liên Hợp Quốc cho đến những hoạt động bài Trung. 

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng: Yêu cầu Trung Quốc rút Tàu khảo sát Hải Dương 8 và tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam xác nhận tàu Hải Dương 8 rút khỏi EEZ

EEZ là gì và Bắc Kinh đã vi phạm những quy định nào của luật pháp quốc tế? Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển mở rộng từ các quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp giáp với lãnh hải. Nó được đặt dưới chế độ pháp lý riêng được quy định trong phần V – "Vùng đặc quyền kinh tế" của Công ước LHQ về Luật biển năm 1982, trong đó các chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển (hay quốc gia quần đảo), các quyền cũng như các quyền tự do của các quốc gia khác đều được điều chỉnh bởi quy định thích hợp của Công ước này. Vùng biển EEZ có chiều rộng 200 hải lý (1 hải lý = 1,852 km) tính từ đường cơ sở, ngoại trừ những chỗ mà các điểm tạo ra đó sát gần với quốc gia khác. Trong khu vực đặc quyền kinh tế tiếp nối hiệu lực của 3 chế độ trên biển: tự do với các chuyến bay, tự do lưu thông hàng hải, tự do đặt cáp ngầm và đường ống, nhưng chỉ quốc gia sở hữu vùng đặc quyền kinh tế này có quyền tài phán đối với tài nguyên của EEZ. Không một nước nào có thể yêu sách khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế này khi không có sự cho phép của quốc gia sở hữu EEZ.

Ngoại trừ đặc quyền của nước EEZ, ba quyền tự do khác trên biển không có hiệu lực ở đây là tự do đánh bắt hải sản, tự do nghiên cứu khoa học biển, tự do xây dựng đảo nhân tạo và lắp đặt các trạm, giàn. Trong Công ước quy định quyền của một quốc gia chia sẻ hạn ngạch đánh bắt các nguồn lực hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của mình với các quốc gia khác thông qua thỏa thuận song phương hoặc trên cơ sở trả phí. Nhưng Trung Quốc đang hành động mà không có bất kỳ thỏa thuận nào, công nhiên đột  nhập vào EEZ của quốc gia khác và như vậy vi phạm luật pháp quốc tế. Hơn thế nữa, Bắc Kinh còn ngang ngược ra lệnh cấm không cho các đại diện của quốc gia sở hữu vùng đặc quyền kinh tế này được khai thác hải sản. Chẳng hạn như năm 2019, người Trung Quốc đã nổ súng bắn các ngư dân Philippines tại khu nước cạn Reed (Reed Bank) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của chính Philippines và được sự xác nhận của Toà Trọng tài Hague. Trong Công ước cũng quy nhận rằng để tiến hành nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa thì cần có sự đồng ý của các quốc gia ven biển liền kề. Nhưng Trung Quốc chẳng hề yêu cầu sự đồng ý từ Việt Nam hoặc Malaysia khi cho các «tàu thuỷ văn» tiến vào EEZ của các nước này. Thế mà Trung Quốc cũng cho rằng tất cả các nghiên cứu đều cần sự cho phép, còn trong những năm 70-80, Bắc Kinh thậm chí cố gắng cấm tiến hành tất cả các nghiên cứu khoa học nước ngoài trong EEZ của quốc gia khác, viện dẫn rằng tất cả các hoạt động như vậy đều có thể theo đuổi mục đích tình báo (!). 

Đảo nhân tạo không thể lập thành vùng biển và EEZ 

Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo trên các rạn san hô và đảo đá hoang ở Biển Đông rồi tuyên bố đó là đảo thứ thiệt, hình thành xung quanh nó tất cả các vùng biển được phép: 12 dặm, 200 dặm và thềm lục địa.

USS Theodore Roosevelt - Sputnik Việt Nam
Cuộc chiến săn ngầm ở Biển Đông: Mỹ dằn mặt Trung Quốc

Nhưng khái niệm pháp lý về một hòn đảo trong Công ước có nghĩa là sự hình thành tự nhiên của vùng đất nằm lộ trên mực nước khi thủy triều dâng cao và đảm bảo hoạt động sống của con người, tức là ít nhất ở đó phải có nước ngọt, - chuyên gia Pavel Gudev nhấn mạnh. Còn những vách đá, rạn và bãi san hô của Hoàng Sa và Trường Sa không hề đáp ứng các tiêu chí này. Xung quanh các tảng đá, theo Công ước, chỉ có thể thiết lập khu vực 12 dặm. Những mỏm nhô cao, rạn san hô và bãi san hô khô sau khi thủy triều lên tuyệt nhiên không được dành bất kỳ quyền nào, cũng như vậy đối với đảo nhân tạo, mà chỉ có vùng an toàn 500 mét. Tòa án Trọng tài Hague phán quyết rằng quy chế kiến tạo trong Biển Đông cần được xác định theo trạng thái nguyên sơ ban đầu của nó, tức là nếu một hòn đảo được đổ vào một rạn san hô và một nhà máy khử muối được đưa đến đó, thì đắp đảo trên một rạn san hô và lắp đặt các trang thiết bị, thì nơi đó vẫn chỉ là rạn san hô chứ không thể  trở thành một hòn đảo đầy đủ mà xung quanh có thể lập ra EEZ. Nhưng, phớt lờ tất cả các chuẩn mực pháp luật và các phán quyết của tòa án, Trung Quốc đã vạch ra các đường cơ sở xung quanh quần đảo Trường Sa và xác định các vùng biển; công bố thành lập hai khu hành chính, bao gồm tất cả các đảo và trực thuộc trung tâm hành chính Tam Sa mà họ tạo ra vào năm 2012 trên hòn đảo Phú Lâm lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa ; đặt tên Trung Quốc cho 25 rạn san hô và 55 chủ thể không người khác nằm trong «đường chín đoạn», tất cả theo cách đơn phương, vi phạm UNCLOS và quy chế đảo.

An ninh phải là thống nhất và không chia cắt

Trung Quốc không công nhận phán quyết năm 2016 của PCA, nhưng nó mang lại cho Bắc Kinh những tốn phí tai tiếng không nhỏ. Tranh chấp biển còn được xem xét tại Tòa án Công lý Quốc tế Liên Hợp Quốc, có thể kháng cáo lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tuy nhiên Bắc Kinh không thuộc diện bị trừng phạt vì Trung Quốc có tư cách Uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Có Tòa án quốc tế về Luật biển, nhưng điều có thể làm là cấm quốc gia lựa chọn thẩm phán trong thành phần của mình. Với Trung Quốc đây không phải là mối đe dọa, - chuyên gia Gudev nêu ý kiến. Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague cũng không thể buộc Trung Quốc làm bất cứ điều gì, như cho thấy qua quyết định của họ với đơn kiện của Philippines. Phán quyết của các cơ quan pháp lý quốc tế không thuận lợi cho Bắc Kinh chỉ giáng đòn vào hình ảnh và uy tín của CHND Trung Hoa mà thôi, ông Pavel Gudev nhận xét.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng (trái) chủ trì Họp báo về Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam không né Biển Đông, ASEAN không chọn phe giữa Mỹ hay Trung Quốc

Một chuyên gia khác của Nga, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) là ông Grigory Lokshin nhấn mạnh rằng giải pháp quân sự cho vấn đề Biển Đông sẽ dẫn đến những hậu quả cực nghiêm trọng. Bởi các thành viên của  cuộc tranh chấp, mà trước hết là Trung Quốc và Việt Nam, buộc phải thực hiện những biện pháp tạm thời, xuất phát từ nguyên tắc duy trì hiện trạng vì nền hòa bình và phát triển. Điển hình về điều này là Thỏa thuận của CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa ngày 25 tháng 12 năm 2000 về hợp tác trong nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ, được cả hai bên thực hiện. Nếu có ý chí chính trị, có thể đạt tới thỏa thuận tương tự cả cho toàn bộ Biển Đông, cũng như các thỏa thuận về chủ quyền chung trên một số hòn đảo. Chìa khóa để giải quyết các vấn đề của Biển Đông là nguyên tắc an ninh bình đẳng và không thể chia cắt đối với tất cả các quốc gia trong khu vực, hợp tác toàn diện và cùng có lợi giữa ASEAN và Trung Quốc, và ngược lại, Trung Quốc và các nước ASEAN, cần dẫn đến sự nhân nhượng cùng chấp nhận được với các bên cũng như sự cân bằng tối ưu về lực lượng và lợi ích. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала