Chuyên gia: Khí hậu các nước châu Á dễ bị ảnh hưởng nhất từ rủi ro thay đổi môi trường

© AP Photo / Hau DinhNgười dân Hà Nội lái xe máy dưới nắng nóng
Người dân Hà Nội lái xe máy dưới nắng nóng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các nhà khí hậu từ lâu đã nói rằng biến đổi khí hậu dần dần sẽ dẫn đến nhiều lũ lụt hơn, đặc biệt là ở Đông Nam Á.

Gần đây, các nhà nghiên cứu từ Viện World Resources Institude (WRI) ước tính đến năm 2030, chi tiêu hàng năm cho việc kiểm soát lũ lụt sẽ đạt khoảng 17 nghìn tỷ USD.

Châu Á chiếm khoảng một nửa số lũ lụt trên thế giới, đặc biệt có quy mô lớn ở Ấn Độ và Trung Quốc. Trong tương lai gần, các nước châu Á có thể mất tới 8,5 nghìn tỷ USD mỗi năm do hiện tượng nóng lên toàn cầu, Nikkei Asia viết, trích dẫn một nghiên cứu của WRI.

Cành cây gãy đổ khi gió giật ở Việt Nam  - Sputnik Việt Nam
Thiên tai ở Việt Nam bắt nguồn từ chính hành động của con người

Bình luận về những dữ liệu này trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, giám đốc Trung tâm Kinh tế Năng lượng và Biến đổi Khí hậu Qi Zhaozhou lưu ý đến những hậu quả rõ ràng do lũ lụt gây ra, cũng ảnh hưởng đến tiềm năng đầu tư:

“Lũ lụt quy mô lớn ở sông, hồ, biển, ngập lụt các thành phố - tất cả những điều này không chỉ trực tiếp dẫn đến thiệt hại tài sản, thậm chí tử vong, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, cung cấp thực phẩm, giao thông, điện, sức khỏe, nguồn cung cấp nguyên liệu, bán sản phẩm. Và  hoạt động sản xuất bình thường và lợi nhuận của doanh nghiệp lại phụ thuộc vào các yếu tố đó. Điều này làm giảm tiềm năng tiêu dùng và đầu tư. Mức độ không thanh toán được khoản vay ngân hàng ngày càng cao, các công ty bảo hiểm tăng tỷ lệ bồi thường bảo hiểm trước thảm họa, khả năng sinh lời của các danh mục đầu tư ngày càng thấp và điều này càng làm gia tăng rủi ro khí hậu".

Lũ lụt lớn nhất châu Á năm 2020

Vào tháng 7, các phương tiện truyền thông Trung Quốc viết kể từ đầu năm nay, lũ lụt đã ảnh hưởng đến 19,38 triệu người ở Quý Châu, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hồ Bắc và 26 tỉnh khác, 121 người thiệt mạng hoặc mất tích, 875 nghìn người tái định cư, 17 nghìn ngôi nhà bị phá hủy. 1,56 triệu ha cây trồng bị hư hại, dẫn đến thiệt hại kinh tế trực tiếp là 41,64 tỷ nhân dân tệ (6,4 tỷ USD).

Ở Ấn Độ, mùa mưa kéo dài hàng năm từ khoảng cuối tháng 5 đến tháng 9. Trong thời gian này, lượng mưa có thể lên đến 80% con số hàng năm ở tất cả các vùng đất nước, dẫn đến lũ lụt kinh hoàng. Theo truyền thông Ấn Độ, vào năm 2020, một trong những trận lụt kinh hoàng nhất ở bang Assam. Trận lụt bắt đầu vào tháng 5 và kéo dài đến tháng 10 năm 2020, khoảng 5 triệu người đã bị ảnh hưởng. Chính phủ đã phân bổ khoảng 42 triệu đô la để sửa chữa những thiệt hại cho khu vực.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học bắt đầu nhận thấy sự gia tăng lượng mưa ở miền trung và miền bắc Ấn Độ. Từ năm 1901 đến năm 2015, nó tăng gấp ba lần, các nhà khoa học cho rằng điều này là do khí hậu ấm lên ở khu vực biển Ả Rập.

Lũ lụt ở tỉnh Sơn La. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Thiệt hại 1,7 tỷ USD do thiên tai trong năm 2020

Thiệt hại do thiên tai kể từ đầu năm 2020 ở Việt Nam ước tính khoảng 1,5 tỷ USD (35,181 tỷ đồng). 356 người chết, mất tích; 3.427 nhà sập, 333.084 nhà bị hư hại, tốc mái, di dời khẩn cấp; 511.172 lượt nhà bị ngập; 198.374 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; 51.923 con gia súc và 4,11 triệu con gia cầm chết, cuốn trôi; 787km đê kè, kênh mương bị sạt lở, hư hỏng; 272,5km bờ biển, sông bị sạt lở; 190km đường giao thông bị sạt lở hư hỏng; khối lượng đất, đá sạt lở khoảng 4,1 triệu m3.

Cơn bão có sức tàn phá mạnh nhất là Molave ​​(số 9), tấn công miền Trung Việt Nam vào cuối tháng 10. Nó trở thành cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Việt Nam trong hai thập kỷ qua. Theo ước tính của các tỉnh bị ảnh hưởng, thiệt hại đối với nền kinh tế quốc dân do bão ước tính hơn 10 nghìn tỷ đồng (hơn 430 triệu USD). Con số này gấp rưỡi tổng thiệt hại do thiên tai gây ra cho Việt Nam trong năm 2019 - hơn 7 nghìn tỷ đồng (hơn 302 triệu USD).

Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Nhiều chuyên gia và cộng đồng chuyên gia cho rằng thiệt hại kinh tế của các nước châu Á trong bối cảnh lũ lụt sẽ chỉ tăng lên, cũng như số lượng các vụ thiên tai.

Bão “Doksuri”  - Sputnik Việt Nam
Kinh tế xanh – giải pháp cho Việt Nam và tất cả các nước Đông Nam Á
“Biến đổi khí hậu là thanh gươm của Damocles treo trên đầu toàn nhân loại. Con người không thể sống sót sau những hậu quả thảm khốc của nó. Nếu nói, đại dịch là một cuộc khủng hoảng bất ngờ đe dọa sức khỏe và an toàn cuộc sống, thì biến đổi khí hậu là một cuộc khủng hoảng môi trường toàn cầu sâu sắc hơn, lâu hơn và đe dọa cuộc sống con người, tức là đe dọa toàn bộ nhân loại. Biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng thần, bão, mưa lớn. Mực nước biển ngày càng dâng cao, sự phân bố cân bằng không gian và thời gian tài nguyên nước bị xáo trộn, tần suất thiên tai ngày càng gia tăng. Hậu quả thiệt hại kinh tế ngày càng nghiêm trọng, số người chết ngày càng lớn, rủi ro về sức khỏe và tài sản của con người cũng tăng lên. Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác có khí hậu nhạy cảm nhất, chịu nhiều rủi ro khí hậu hơn, vì vậy khu vực này mong manh hơn và chiếm phần lớn thiệt hại”, Qi Zhaozhou nói với Sputnik.

Theo báo cáo gần đây của McKinsey, vào năm 2050, các khu vực ở châu Á và châu Đại Dương nhiệt độ trung bình gia tăng, lượng mưa cực lớn và số cơn bão tăng đáng kể.

Hơn nữa, theo các nhà nghiên cứu, những thay đổi bất lợi sẽ ảnh hưởng đến các nước như Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Úc sẽ chịu ảnh hưởng ít hơn.

Trung Quốc nổi bật trong bảng xếp hạng McKinsey do có quá nhiều vùng khí hậu. Do đó nhìn chung đến năm 2050, khu vực này sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi biến đổi khí hậu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала