Mục đích sâu xa của Philippines khi đòi Trung Quốc bồi thường

© AP Photo / Bullit MarquezCảnh sát biển Trung Quốc
Cảnh sát biển Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Đăng ký
Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Vì vậy, việc Philippines đòi Trung Quốc bồi thường có những sự vô lý. Quốc gia được bồi thường phải là Việt Nam, nước đầu tiên tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo nói trên.

Báo chí Việt Nam trong tuần qua có vẻ “thích thú” khi đưa tin về việc Thượng nghị sĩ Philippines Risa Hontiveros ngày 18/2 một lần nữa lên tiếng đòi Trung Quốc phải bồi thường 800 tỷ peso (16,550) tỷ USD cho những thiệt hại mà Trung Quốc đã gây ra đối với nguồn lợi biển của Philippines. Có điều, chẳng hiểu sao họ lại quên nêu rõ rằng, cái vùng biển mà Philippines nói tới thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Phóng viên Sputnik đã tìm hiểu nguyên nhân sâu xa phát biểu của Thượng nghị sĩ Philippines Risa Hontiveros và vấn đề thực thi yêu sách nói trên của Philippines, tham khảo ý kiến một số chuyên gia quan hệ quốc tế.

Có cơ sở để kết tội Trung Quốc

Nghị sĩ Hontiveros nói rằng Trung Quốc đã gây ra thiệt hại to lớn cho các rạn san hô, đồng thời đánh bắt trộm cá trong vùng biển Philippines nhiều năm qua. Dựa trên dữ liệu do tạp chí quốc tế Ecosystem Services công bố năm ngoái, nghị sĩ Hontiveros cho biết thiệt hại do Trung Quốc gây ra đối với các rạn san hô trong 7 năm qua lên tới 231 tỷ peso.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Pháp tăng cường hiện diện tại Biển Đông: Đáng mừng hay đáng lo?

Ngoài ra, bà Hontiveros còn dẫn báo cáo từ nhà báo điều tra Jarius Bondoc của Philippines cho biết hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc đã gây ra thiệt hại tổng cộng 644 tỷ USD kể từ năm 2014. Việc kết tội Trung Quốc có cơ sở hay không và đó là cơ sở nào?

Phát biểu với Sputnik, nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói rằng vấn đề Trung Quốc phá hoại môi trường biển ở Biển Đông là không mới:

“Có cơ sở để tố cáo Trung Quốc đang phá hoại môi trường biển ở Biển Đông. Tuy nhiên, đây là vấn đề không mới. Cách đây hơn 5 năm, tại Hội thảo quốc tế  “Xây dựng công trình nhân tạo trên Biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại của khu vực” tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25-7-2015, hơn 200 nhà khoa học của thế giới và Việt Nam đã thảo luận về vấn đề Trung Quốc đang phá hoại môi trường biển ở Biển Đông”.

Cũng theo nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, cơ sở pháp lý để kết tội Trung Quốc là:

  • Công ước London năm 1972 về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các chất thải do tàu biển và các chất thải khác;
  • Công ước Liên Hợp Quốc năm 1973 về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các chất thải do các phương tiện hoạt động trên biển;
  • Công ước Brussel 1969 về các biện pháp chống ô nhiễm dầu do các vụ tai nạn trên biển;
  • Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Những công ước này đã tạo cơ sở và hành lang pháp lý cho việc gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa ô nhiễm trên biển.

Đặc biệt, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS-1982) đã quy định nghĩa vụ của các nước trong việc bảo vệ môi trường biển và hệ sinh thái biển trong một một phần riêng đề cập tới vấn đề bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. UNCLOS-1982 khẳng định: Các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.

© AFP 2023 / -Quần Đảo Hoàng Sa.
Mục đích sâu xa của Philippines khi đòi Trung Quốc bồi thường - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Quần Đảo Hoàng Sa.

Đây là một nghĩa vụ bắt buộc luôn đi đôi với quyền lợi của các quốc gia ven biển cũng như cộng đồng quốc tế trong các vùng biển của quốc gia ven biển. Quốc gia ven biển có quyền tối cao để khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình nhưng họ vẫn phải thi hành các chính sách về môi trường để bảo vệ môi trường biển. “Các quốc gia có trách nhiệm quan tâm đến việc hoàn thành các nhiệm vụ quốc tế của mình về vấn đề bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, các quốc gia có trách nhiệm thực thi theo đúng pháp luật quốc tế” UNCLOS-1982 đã quy định như vậy.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2021
Sở hữu Hải quân hiện đại nhất Đông Nam Á, Việt Nam làm gì để thành cường quốc biển?

Bên cạnh nhiều quy định quan trọng về bảo vệ trạng thái tự nhiên của môi trường biển, trong đó có việc bảo vệ các rạn san hô ngầm vốn là nơi cư trú từ hàng chục triệu năm nay của nhiều loài động/thực vật biển.

“Cho đến nay, cả thế giới đều biết Trung Quốc đã tiến hành bồi đắp một loạt các bãi san hô ngầm mà họ đang chiếm đóng thành các đảo nhân tạo như “Chữ Thập”, “Hughette”, “Subi”, “Vành Khăn” .v.v… Các công ty xây dựng hàng hải phục vụ cho NPLA đã tiến hành nổ mìn ngầm dưới biển, phá hoại nhiều rạn san hô thành vật liệu xây dựng để sử dụng bồi đắp các bãi ngầm thành đảo nhân tạo. Điều này không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa mà còn vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về quốc về Luật Biển, trong đó có các quy định về việc bảo vệ môi trường biển, hệ sinh thái biển và trạng thái đa dạng sinh học của biển”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.

Hoạt động phá hoại các rạn san hô để bồi đắp đảo nhân tạo do phía Trung Quốc gây ra những năm qua đã vi phạm Luật Môi trường quốc tế. Bên cạnh đó, nó còn trái với tinh thần nguyên tắc 2 của Tuyên bố Stockholm, cũng như không phù hợp với nguyên tắc 7 của Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển. Mặt khác, việc tàn phá các rạn san hô và những tác động của nó đến hệ sinh thái biển là vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường theo các Điều 192 và Điều 193 của UNCLOS-1982.

“Việc Trung Quốc tàn phá môi trường biển là không thể tranh cãi. Tuy nhiên, cũng cần nói rõ rằng, việc bà Thượng nghị sĩ Philippines đòi Trung Quốc bồi thường cho Philippines vì những thiệt hại do việc phá nổ và khai thác san hô để bồi đắp các đảo nhân tạo do phía Trung Quốc gây ra cũng có những khúc mắc. Như người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đã rất nhiều lần khẳng định rằng, Việt nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Vì vậy nên việc Philippines đòi bồi Trung Quốc có những sự vô lý. Quốc gia được bồi thường phải là Việt Nam, nước đầu tiên tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo nói trên”, - nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Mục đích sâu xa của việc Philippines đòi Trung Quốc bồi thường

Bình luận về phát biểu của bà thượng nghị sĩ Risa Hontiveros, chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik:

“Việc đòi hỏi Trung Quốc bồi thường những thiệt hại mà họ gây ra đối với Philippines cho thấy sự non nớt về chính trị của bà thượng nghị sĩ Risa Hontiveros. Vấn đề là ở chỗ hầu hết các quốc gia trên thế giới khi xử lý những vụ việc xâm hại môi trường thì không chỉ yêu cầu bồi thường bằng tiền bạc mà còn bắt buộc phải phục hồi trạng thái ban đầu của đối tượng môi trường bị xâm hại. Đó mới là điều căn bản nhất; cho dù mọi người đều biết rằng việc phục hồi những rạn san hô không phải là công việc của một vài năm mà là công việc của vài trăm năm, thậm chí là hàng nghìn năm”.

Vậy Philippines tuyên bố như trên nhằm mục đích gì? Và mục đích đó có hiện thực hay không?

Theo nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, việc Thượng nghị sĩ Risa Hontiveros đưa ra tuyên bố nói trên không chỉ nhằm mục đích tố cáo Trung Quốc phá hoại các rạn san hô, tàn phá hệ sinh thái biển mà sâu xa hơn là có ngầm ý tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với quần đảo Trường Sa. Do đó, Việt Nam cũng cần một lần nữa khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với quần đảo này. Mọi phán quyết có liên quan đến quần đảo Trường Sa mà không có ý kiến của phía Việt Nam đều là sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Mục đích sâu xa của Philippines khi đòi Trung Quốc bồi thường - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Risa Hontiveros.
“Lời tuyên bố của thượng nghị sĩ Risa Hontiveros thực chất chỉ là một tuyên bố có tính chính trị nhiều hơn là có ý nghĩa thực tế. Bởi một khi các nước ven Biển Đông chưa có được một Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông phù hợp với UNCLOS-1982 và có được sự hợp tác cùng nhau để giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau thì những đòi hỏi kiểu như thượng nghị sĩ Risa Hontiveros đưa ra là hoàn toàn bất khả thi. Hơn nữa, tiền bạc dù có nhiều đến mấy cũng không bao giờ thể bù đắp lại những thiệt hại môi trường đó”, - Chuyên gia về những vấn đề chính trị thế giới Hồng Long phát biểu với Sputnik.
Việt Nam có thể có tuyên bố kiểu như của Philippines hay không?

Theo các chuyên gia, Việt Nam không cần thiết phải ra tuyên bổ kiểu như bà thượng nghị sĩ Risa Hontiveros đã phát biểu. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và có quyền tài phán không thể tranh chấp đối với các thực thể địa lý ở đây và sẽ còn tiếp tục khẳng định mãi mãi. Như vậy là đủ!

“Việc đòi hỏi bồi thường như bà thượng nghị sĩ Philippines đưa ra chỉ là một chi tiết nhỏ, không đáng kể so với một tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ, so với một sự công nhận quốc tế đối với chủ quyền lãnh thổ. Vì theo quan điểm của Việt Nam, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của Việt Nam, bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển, bao gồm các tài nguyên trên mặt đất, dưới lòng đất, trên mặt biển, dưới mặt biển và dưới lòng biển đều là vô giá, không thể quy ra tiền bạc, không thể đem đổi chác, lại càng không thể đem ra để mặc cả về chính trị”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала