Hàn Quốc sẽ cấm xuất khẩu hàng hóa quân sự sang Myanmar

© REUTERS / STRNgười biểu tình tuần hành với những tấm chắn tạm bợ trên một con đường chính trong cuộc biểu tình ở Mandalay, Myanmar, Thứ Hai, ngày 8 tháng 3 năm 2021. Các cuộc biểu tình lớn đã xảy ra hàng ngày trên nhiều thành phố và thị trấn ở Myanmar.
Người biểu tình tuần hành với những tấm chắn tạm bợ trên một con đường chính trong cuộc biểu tình ở Mandalay, Myanmar, Thứ Hai, ngày 8 tháng 3 năm 2021. Các cuộc biểu tình lớn đã xảy ra hàng ngày trên nhiều thành phố và thị trấn ở Myanmar. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Hàn Quốc sẽ cấm xuất khẩu hàng hóa quân sự sang Myanmar, nơi quân đội nắm quyền, cũng như ngừng ký kết các thỏa thuận với chính phủ nước này trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, đồng thời ngừng các dự án hợp tác và phát triển, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết.

Xuất khẩu thiết bị quân sự sang Myanmar

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc lưu ý rằng chính phủ nước này đã nhiều lần tuyên bố ủng hộ những công dân Myanmar muốn khôi phục nền dân chủ, đồng thời phản đối việc sử dụng bạo lực đối với công dân và các nhà hoạt động, yêu cầu đưa ra giải pháp hòa bình cho vấn đề này.

Người biểu tình với bức chân dung của Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi ở Bangkok, Thái Lan. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2021
Bà Aung San Suu Kyi bị nghi nhận hối lộ số tiền 600 nghìn USD
"Bất chấp những yêu cầu của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Hàn Quốc, vẫn xuất hiện số lượng đáng kể những người bị thương vong do quân đội và cảnh sát Myanmar sử dụng vũ lực. Trong tương quan này, chính phủ của chúng tôi đã quyết định thực hiện các biện pháp sau. Thứ nhất, chúng tôi chấm dứt tất cả các trao đổi và thỏa thuận mới trong lĩnh vực quân sự và an ninh công cộng với Myanmar. Thứ hai, chính phủ có kế hoạch cấm xuất khẩu hàng hóa quân sự sang Myanmar và kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu hàng hóa chiến lược cho mục đích công nghiệp. Thứ ba, Chính phủ sẽ xem xét các dự án hợp tác và phát triển với Myanmar. Tuy nhiên, các dự án nhân đạo cũng như các dự án liên quan trực tiếp đến phúc lợi công cộng của người dân Myanmar sẽ tiếp tục được thực hiện", - trích thông cáo của Bộ Ngoại giao.

Bộ cho biết thêm rằng, Hàn Quốc sẽ hợp tác với Hoa Kỳ và các nước khác để theo dõi chặt chẽ tình hình ở Myanmar và cố gắng giúp khôi phục nền dân chủ ở nước này.

Đảo chính quân sự ở Myanmar

Vào ngày 1/2, quân đội Myanmar đã ban bố tình trạng khẩn cấp thời hạn một năm và về việc thay thế lãnh đạo đất nước, đồng thời giải thích lý do là vì có sự gian lận quy mô lớn trong cuộc bầu cử tháng 11. Đã có khoảng 30 người đã bị giam giữ, bao gồm cả Tổng thống Win Myint và Cố vấn Nhà nước, Bộ trưởng Ngoại giao và Người đoạt giải Nobel thế giới của Aung San Suu Kyi. Đảng của bà thắng cử và có nhiệm vụ phải bắt đầu lập ra chính phủ mới. Mạng Internet ở đất nước này thỉnh thoảng bị ngắt, các kênh truyền hình nhà nhà nước bị ngừng hoạt động.

Kể từ đầu tháng 2 các cuộc biểu tình rầm rộ phản đối chính quyền quân sự diễn ra hàng ngày tại nhiều thành phố ở Myanmar. Hơn 70% công chức, bao gồm cả đội ngũ nhân viên y tế, đã bỏ việc để tham gia phong trào bất tuân dân sự chống chính quyền.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала