Khoảng 240 tàu Trung Quốc vẫn đang ở trong vùng biển tranh chấp ngoài khơi Philippines

© AP Photo / Jia CeTàu cá Trung Quốc
Tàu cá Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Nhà chức trách Philippines cho biết khoảng 240 tàu cá Trung Quốc vẫn đang hiện diện ở vùng biển tranh chấp phía tây đảo quốc này, như tin đưa hôm thứ Tư của Hãng thông tấn Philippines.

Tàu Trung Quốc ở Biển Đông

"Việc tàu Trung Quốc tiếp tục cụm lại gây ra mối đe dọa đối với sự an toàn của hàng hải và lưu trú trên biển, đồng thời ngăn cản quyền độc quyền sử dụng tài nguyên biển của người dân Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của đất nước", - hãng thông tấn trích lời Lực lượng Đặc nhiệm Quốc gia về Biển Tây Philippines (cách gọi của Philippines đối với phần phía đông của Biển Đông).

Cơ quan này tuyên bố rằng, theo ước tính tối thiểu, mỗi tàu Trung Quốc có khả năng đánh bắt khoảng một tấn cá mỗi ngày.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian). - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2021
Trung Quốc và Philippines sẽ giải quyết xung đột trên Biển Đông bằng con đường hòa bình
"Khi mà nhóm lớn các tàu cá Trung Quốc vẫn ở Biển Đông, mỗi ngày có 240 tấn cá bị đánh bắt bất hợp pháp”, - Lực lượng Đặc nhiệm Quốc gia về Biển Tây Philippines cho biết.

Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc

Ngày 13/4, Bộ Ngoại giao Philippines đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Manila Huang Xilian để bày tỏ phản đối Bắc Kinh trước việc tàu cá Trung Quốc hiện diện trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Ngày 8 tháng 3, Cơ quan Tuần tra Philippines đã phát hiện ​​hơn 200 tàu cá Trung Quốc ở ngoài khơi quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Ngày 21/3, Bộ Ngoại giao Philippines yêu cầu Bắc Kinh triệu hồi ngay lập tức các tàu đánh cá của mình. Trung Quốc coi rằng đây là vùng nước đánh cá truyền thống của ngư dân nước mình.

Tranh chấp Biển Đông

Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo. Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала