Malaysia điều tiêm kích bay kèm một nhóm máy bay quân sự Trung Quốc ngoài khơi đảo Kalimantan

© Flickr / afif abd azizQuốc kỳ Malaysia
Quốc kỳ Malaysia - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2021
Đăng ký
Hôm qua, Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) đã cử các máy bay chiến đấu theo dõi một nhóm 16 máy bay vận tải quân sự Trung Quốc tiếp cận không phận Malaysia ở vùng Kalimantan thuộc tỉnh Sarawak, theo Channel News Asia đưa tin hôm thứ Ba.

Ngày 31 tháng Năm, radar ở Sarawak phát hiện máy bay Trung Quốc bay gần vùng biển Malaysia, theo RMAF.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian). - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Trung Quốc và Philippines tham vấn về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông
"Sau đó, các máy bay chuyển hướng, hướng đến vùng trời phía nam rạn san hô Lukonia, nơi có vai trò quan trọng đối với đất nước", - kênh truyền hình dẫn tuyên bố của quân đội Malaysia.

RMAF giải thích nhóm máy bay này bay theo đội hình hàng dọc đã tiếp cận khoảng 111 km cách bờ biển Sarawak, "đe dọa chủ quyền của Malaysia".

Bỏ qua tín hiệu của quân đội Malaysia

Quân đội Malaysia đã cố gắng liên lạc với máy bay Trung Quốc, nhưng khi họ phớt lờ hướng dẫn của phía Malaysia và tiếp tục bay về phía không phận của nước này, RMAF đã điều máy bay chiến đấu lên để xác định trực quan máy bay Trung Quốc.

Sau đó, các máy bay chiến đấu của Malaysia đã xác định được các máy bay vận tải quân sự Il-76 và Y-20 của Trung Quốc, theo ghi nhận của RMAF, "là những máy bay vận tải chiến lược có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau". RMAF cũng tuyên bố  "sự cố này thể hiện vấn đề đe dọa chủ quyền quốc gia và an ninh hàng không nghiêm trọng" trong bối cảnh hoạt động không lưu trong khu vực.

Rạn san hô Lukonia nằm ở Biển Đông gần Kalimantan. Một số nhà địa lý coi bãi đá ngầm là phần cực nam của quần đảo Trường Sa.

Tranh chấp Biển Đông

Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo.

Tàu của Hải quân Trung Quốc trong cuộc tập trận ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2021
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc tập trận dội hàng nghìn đạn dược xuống Biển Đông

Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn. Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала