Ấn Độ phát hiện trường hợp "nấm xanh" ở người từng mắc COVID-19

© REUTERS / Danish SiddiquiBệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ.
Bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Tại Ấn Độ, một bệnh nhân từng mắc bệnh COVID-19 được chẩn đoán là bị nhiễm nấm mốc xanh, tờ Hindustan Times dẫn lời đại diện của Bộ Y tế bang Madhya Pradesh cho hay.

Nhiều khả năng đây là ca nhiễm nấm mốc xanh đầu tiên trong nước

Người đàn ông 34 tuổi điều trị tại một bệnh viện ở Indore trong một tháng rưỡi qua. Anh đã bị tổn thương 90% phổi. Bệnh nhân hồi phục sau COVID-19, nhưng ngay sau đó anh bắt đầu chảy máu mũi và sốt. Các bác sĩ nghi ngờ anh bị bệnh mucormycosis, hay còn gọi là "nấm mốc đen". Nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy người đàn ông bị "nấm mốc xanh" - một biến thể của bệnh aspergillosis do nấm gây ra. Hiện bệnh nhân đã được đưa vào bệnh viện ở Mumbai để điều trị.

Nấm mốc xanh khác với nấm mốc đen như thế nào?

"Quá trình chẩn đoán đã phát hiện ra một loại nấm mốc xanh trong phổi của anh ấy, khác với bệnh nấm mucormycosis hay còn gọi là nấm mốc đen. Đây có thể là trường hợp nấm mốc xanh đầu tiên trong đất nước", - phát ngôn viên của bộ y tế bang Apurva Tiwari nói với các phóng viên.
Một bệnh nhân mắc bệnh mucormycosis tại một bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2021
"Chết chóc, điên loạn, hỗn độn khắp mọi nơi": Tại Ấn Độ, số trường hợp nhiễm "nấm đen" tăng 150% trong ba tuần

Trong bối cảnh coronavirus lây lan nhanh ở Ấn Độ, số ca mắc bệnh nấm mốc ở những người từng nhiễm COVID tăng mạnh. Trước đây các bác sĩ ghi nhận thấy các ca “nấm mốc đen”, “nấm mốc trắng” và “nấm mốc vàng”. Theo các chuyên gia, bệnh mucormycosis, giống như "nấm mốc màu" khác, được ghi nhận ở những bệnh nhân nhiễm coronavirus và được điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt và được hỗ trợ steroid hoặc oxy trong một thời gian dài. Bệnh cũng xảy ra ở những bệnh nhân tiểu đường dùng steroid liều lượng lớn trong thời gian dài, dẫn tới tình trạng là khả năng miễn dịch của họ bị suy giảm.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала