Cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp: EU lo sợ, Mỹ có nguy cơ đẩy châu Âu vào tay Nga

© REUTERS / Marko DjuricaNhững người nói "không" ăn mừng kết quả trưng cầu dân ý ở trung tâm Athens, Hy Lạp
Những người nói không ăn mừng kết quả trưng cầu dân ý ở trung tâm Athens, Hy Lạp - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Giới truyền thông tiếp tục tích cực bình luận về kết quả trưng cầu ý dân ở Hy Lạp và những tác động tới số phận của châu Âu.

Đặc biệt, trên loạt tờ báo đã xuất hiện những ý kiến đầy giận dữ. Dư luận không mong đợi quyết định như vậy từ phía người Hy Lạp!

     The Daily Telegraph nhận xét, "… EU chưa thể hoàn hồn sau cuộc trưng cầu ý dân ở Hy Lạp. Bản thân chính phủ Hy Lạp cũng không kém phần ngạc nhiên với kết quả bỏ phiếu." Trước đó, các lãnh đạo khu vực đồng euro tuyên bố rằng, việc người Hy Lạp chống thắt chặt chính sách tài khóa sẽ dẫn đến sự "ra đi" của Athens khỏi liên minh châu Âu. Nhưng không ai tin Hy Lạp sẽ khăng khăng giữ đúng quyết định này. Giờ đây, châu Âu bị chia làm đôi — một bên, Pháp và Ý gát gắt phản đối loại Hy Lạp khỏi khu vực đồng euro. Họ được Hoa Kỳ ủng hộ, Washington thúc giục châu Âu sớm giải quyết các vấn đề của Hy Lạp. Phe thứ hai với Đức và Hà Lan là trụ cột cho rằng, đối với tất cả các nước quy tắc của khu vực đồng euro phải là như nhau, nhà chức trách Hy Lạp cần sớm đưa ra những đề xuất được chấp nhận hoặc phải chịu trách nhiệm về kết quả cuộc trưng cầu ý dân.

Quốc kỳ Ảo và EU - Sputnik Việt Nam
Áo muốn ra khỏi EU

   "Châu Âu đã tự mình tạo ra sự hỗn loạn trong tình huống Hy Lạp, nhưng không còn ai làm vị cứu tinh cho châu Âu," — The Daily Telegraph viết.

 The Washinghton Times đưa ra những dự đoán chính trị cho tình hình. Tờ báo cho rằng, nếu không đạt được thỏa hiệp với chủ nợ châu Âu, Athens có thể quay về phía… Moskva. Khi ấy vấn đề Hy Lạp lập tức trở thành vấn đề an ninh quốc gia đối với Mỹ. The Washinghton Times không tiếc lời phê phán chính quyền Tổng thống Obama. "Không tham gia tích cực giải quyết cuộc khủng hoảng Hy Lạp, chính quyền Mỹ đã để tuột mất điều vô cùng quan trọng. Nếu tình hình không đi theo kịch bản EU, Nga sẽ có cơ hội gia tăng ảnh hưởng ở khu vực, niềm tin của người châu Âu vào các hệ thống khu vực hàng đầu là NATO và EU sẽ bị lung lay." Nhưng thay vào đấy, "Nhà Trắng đang tập trung vào những vấn đề kém quan trọng hơn. Triển khai quan hệ với Cuba, các vấn đề biến đổi khí hậu, thương lượng với Iran," — tờ báo dẫn lời Henry Nau, một cựu thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia. Theo vị này, Nga sẽ lợi dụng sự chần chừ của phương Tây trong vấn đề Hy Lạp để củng cố quan hệ với quốc gia là thành viên Liên minh Bắc Đại Tây Dương.

The Washington Times dẫn lời nhà phân tích Luke Coffey của Heritage Foundation:

"Việc cấp vốn hỗ trợ Athens sẽ đem lại cho Moskva cơ hội tiếp cận rộng rãi hơn cảng biển ở Địa Trung Hải. Ngoài ra, một đồng minh của Nga có thể xuất hiện trong NATO với quyền phong tỏa bất kỳ động thái chống Nga, các quyết định của NATO phải được tất cả thành viên liên minh nhất trí thông qua."

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала