Vấn đề nóng trong ngân sách Việt Nam

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamTiền đồng Việt Nam
Tiền đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mặc dù mức huy động nguồn thu từ nền kinh tế có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011-2015 nhưng chi tiêu của Chính phủ so với GDP vẫn duy trì ở mức cao, báo cáo đánh giá chi tiêu công Việt Nam cho biết.

Xu hướng giảm thu có thể vẫn tiếp diễn

Mới đây, bản báo cáo đánh giá chi tiêu công Việt Nam do Chính phủ Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới WB thực hiện đã đưa ra các số liệu cho thấy xu hướng thu, chi ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2011-2015.

Báo cáo cho biết, về thu ngân sách, tốc độ tăng thu (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) chậm hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo đó, tỷ lệ huy động thu từ GDP cho ngân sách nhà nước đã giảm từ 26,4% trong giai đoạn 2006-2010 xuống 23,4% trong giai đoạn 2011-2015

Theo báo cáo, yếu tố chính làm giảm tỷ lệ huy động thu trên GDP là giảm thu từ dầu thô, thu thuế xuất nhập khẩu và thu từ đất. Từ giai đoạn từ 2006-2010 đến giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ thu từ dầu thô trên GDP giảm từ 4,8% xuống 3,0%, thu từ các hoạt động xuất nhập khẩu giảm từ 5,5% xuống 4,2% và thu từ đất giảm từ 2,5% xuống còn 1,7% so với GDP.

Ngân sách Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Mỗi ngày ngân sách chi hơn 1.000 tỉ đồng trả nợ

Lý giải nguyên nhân giảm thu từ dầu thô, nhóm chuyên gia cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do giá dầu thế giới và sản lượng khai thác giảm. Đẩy mạnh hội nhập toàn cầu đem lại những lợi ích lớn làm tăng kim ngạch xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng theo đó là phải cắt giảm thuế quan.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh các giao dịch quốc tế nếu không nâng cao năng lực quản lý sẽ có rủi ro về chuyển giá và chuyển lợi nhuận của các công ty đa quốc gia. Các khoản thu về đất (trước đây từng chiếm gần 10% tổng thu) cũng giảm do thị trường bất động sản rơi vào chu kỳ suy thoái. Xu hướng giảm thu có thể vẫn tiếp diễn do các hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký kết bắt đầu có tác động và do nguồn thu từ đất tiếp tục tăng chậm lại.

Báo cáo cũng cho biết, Việt Nam đã thành công trong việc chuyển đổi hệ thống chính sách thuế theo hướng ít phụ thuộc hơn vào các nguồn bên ngoài (thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu).

Cụ thể, kể từ năm 2005, cơ sở thu từ thuế đã được mở rộng và thuế suất từng bước được hợp lý hóa, khiến cho cơ chế thuế nhìn chung đảm bảo hiệu suất hơn. Cơ cấu thu từ thuế đã thay đổi tích cực, theo hướng dựa vào các nguồn thu bền vững hơn.

Theo đó, tỷ lệ thu nội địa trên tổng thu tăng từ 52,3% (giai đoạn 2001-2005) lên đến 58,9% (giai đoạn 2006-2010) và 68% (giai đoạn 2011-2015). Riêng trong năm 2015, tỷ lệ này ước đạt 74,2%. Mức tăng trên phần nào đã giúp bù đắp cho số thu xuất nhập khẩu và thu từ dầu thô.

Chi ngân sách vẫn duy trì mức cao

Trong khi đó, việc chi tiêu của Chính phủ — bao gồm cả chi từ nguồn trái phiếu — so với GDP vẫn duy trì ở mức cao, mặc dù mức huy động nguồn thu từ nền kinh tế có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011-2015.

UBND xã Đông Thọ đã để xảy ra hàng loạt sai phạm trong công tác quản lý thu, chi ngân sách trong 2 năm 2013 - 2014 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Lấy tiền ngân sách đi… du lịch

Báo cáo cho biết, trong giai đoạn 2011- 2015, tổng chi ngân sách nhà nước bình quân chiếm 29,2% GDP, so với 28,9% trong giai đoạn trước, tăng nhẹ so với thời kỳ trước chủ yếu do sức ép tăng lương cho khu vực công và tăng chi an sinh xã hội. Tốc độ tăng chi theo giá thực tế bình quân của ngân sách nhà nước là 14,7% của giai đoạn 2011-2015 so với 21,7% của giai đoạn 2006-2010.

Về cơ cấu chi, báo cáo cho biết thay đổi theo hướng chi thường xuyên chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Chi thường xuyên tăng lên là do tăng chi cho các chính sách mới về an sinh xã hội, chi lương và phụ cấp, chi trả lãi các khoản vay. Tốc độ tăng chi an sinh xã hội (không kể tiền lương) tăng bình quân 18%/năm5, cao hơn tốc độ tăng thu và chi ngân sách.

"Quỹ lương tăng nhanh chủ yếu do tăng lương cơ sở và tăng biên chế. Lương cơ sở và phụ cấp tăng khoảng 12%, trong khi đó số lượng công chức và viên chức tăng nhanh, đặc biệt là số lượng cán bộ ở địa phương (có năm tăng đến 20% do đưa cán bộ xã và giáo viên mầm non vào biên chế)", báo cáo nêu rõ.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra việc chi trả nợ ngày càng trở thành gánh nặng lớn với ngân sách. "Chi trả lãi tăng nhanh so với cả GDP và thu ngân sách nhà nước, chiếm khoảng 8% tổng thu (bao gồm cả viện trợ không hoàn lại) vào năm 2015, so với 4,3% năm 2010. Chi trả nợ bao gồm cả trả gốc đã tăng lên đến 15% thu ngân sách nhà nước trong năm 2015, đang tiệm cận dần tới ngưỡng an toàn và cho thấy những rủi ro ngày càng lớn cho ngân sách", báo cáo cho hay.

Chi đầu tư từ ngân sách mặc dù giảm tỷ trọng so với GDP và so với trong tổng chi tiêu của Chính phủ, nhưng vẫn duy trì ở mức cao so với khu vực và thế giới.

Nguồn: BizLIVE

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала